- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tạo thời gian biểu cho bé
Khi bé đi mẫu giáo, cha mẹ có thể giúp bé lên một thời gian biểu cho những việc cần làm hàng ngày. Cuối ngày, để cho bé tự chấm điểm kết quả công việc và rút kinh nghiệm.
Lên kế hoạch
Cùng bé thảo ra một kế hoạch cho những phần việc phải thực hiện trong ngày. Bắt đầu theo thời gian từ buổi sáng đến buổi chiều, từ việc đơn giản đến việc phức tạp, từ việc bé yêu thích đến việc bé không có nhiều hứng thú.
Ví dụ: Sáng: 6h30: ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt. 7h: ăn sáng. 8h: đến trường mẫu giáo. Chiều: 5h: bé đi chơi cùng bạn hàng xóm. 6h: Tắm rửa. 6h30: xem hoạt hình. Tối: 7h: ăn cơm. 8h: tập tô màu, vẽ... 9h: đi ngủ
Bạn có thể để bé tự sắp xếp công việc trước. Sau đó, bạn hãy thỏa thuận để thống nhất thời gian biểu mỗi ngày với bé.
Ảnh minh họa: GettyImages
Tạo hứng thú
Nếu bé miễn cưỡng lên thời gian biểu, bạn cũng đừng vội sốt ruột hoặc khăng khăng buộc bé phải làm theo ý mình.
Có thể để cho bé tự tay vẽ những hình ngộ nghĩnh minh họa cho thời gian biểu. Chẳng hạn, hình bé đang đánh răng, đang ăn cơm, đang xem tivi...
Để thời gian biểu ở những nơi bé và các thành viên khác trong nhà dễ nhìn thấy nhất. Làm như vậy, bé sẽ thấy đây thực sự là một việc quan trọng và được bố mẹ quan tâm.
Nếu bé có anh chị, bạn cũng có thể lên lịch cho hai bé và để chúng tự kiểm tra và nhận xét chéo lẫn nhau.
Chuẩn bị sẵn phần thưởng để khuyến khích khi bé tiến bộ.
Lưu ý: Không nhất thiết buộc bé phải thực hiện theo 100% kế hoạch được vạch ra trên thời gian biểu.
Nếu bé có biểu hiện lơ là, bạn hãy nhắc nhở để bé thấy rằng bạn sẵn sàng trợ giúp bé. Tuy nhiên, không nên quá kỳ vọng ở bé. Nếu bé có nhiều lỗi trong cùng một thời điểm, bạn nên tập trung giúp bé sửa đổi từng lỗi một.
Hãy để cho bé được thoải mái. Đây cũng là cách giúp bé tự xây dựng lòng tin.
Khi đã tạo được thói quen làm việc theo kế hoach, bé sẽ ghi nhớ và tự giác thực hiện mà không cần bất kỳ sự giám sát nào từ phía bố mẹ.
Ngọc Huê
- Giúp bé bỏ tật ngoáy mũi (10:37:00 08/08/2008)
- Khi bé bị 'tẩy chay' (16:25:00 07/08/2008)
- Khi bé sợ đi bác sĩ (00:54:00 07/08/2008)
- Loại bỏ ý thức phân biệt đối xử ở bé (00:44:00 07/08/2008)
- Giúp con tư duy tinh khôn (06:05:00 05/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |