- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé hòa đồng với cuộc sống
Việc đi nhà trẻ trở nên đáng sợ với bé một phần vì bé thiếu bạn. Các bậc phụ huynh cần có cách để giúp bé tự tin và khuyến khích bé làm quen với bạn mới.
Dưới đây là một số cách tham khảo:
Trút bỏ vỏ ốc
Bạn không nên "mách" với mọi người về chuyện bé hay xấu hổ, rụt rè. Điều đó sẽ làm cho bé cảm thấy mình giống như một con vịt xấu xí. Bé sẽ tự thu mình vào vỏ ốc do bé tự tạo ra và trở thành tâm điểm cho các bé khác trêu chọc mà thôi.
Bạn hãy nói cho mọi người biết về sự dễ thương của bé, về những đặc điểm nổi bật mà bé có và khuyến khích bé thể hiện những điều đó.
Nếu như có ai đó bình luận về sự rụt rè của bé, bạn nên đề nghị họ không nên nói như vậy vì có thể làm tổn thương bé. Một môi trường thân thiện, cởi mở sẽ rất tốt để bé bộc lộ bản thân.
Xây dựng sự tự tin
Bé cảm thấy không được thoải mái khi mọi người nhìn vào bé vì bé nghĩ mọi người đang chế nhạo mình. Hãy đánh tan ý nghĩ đó của bé bằng cách chỉ cho bé thấy rằng mọi người nhìn bé vì họ thích thú với mái tóc đen nhánh, chiếc ghim cài đầu khéo léo mà bạn làm cho bé hay cái má hồng đáng yêu cùng sự thông minh của bé, từ đó bé sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.
Bắt đầu với từ ‘xin chào’
Bạn hãy cho bé ra ngoài, gặp những người xung quanh và khuyến khích bé “Con chào bác đi”. Bé sẽ cảm thấy dạn dĩ hơn khi được sự hỏi han của những người lạ.
Bạn cũng nên cho bé ra sân chơi của các bé. Bạn hãy bắt đầu bằng những câu hỏi han các bà mẹ khác. Trong lúc đó, hai bé có thể chơi với nhau. Khi về nhà bạn hãy khuyến khích bé kể chuyện về những việc diễn ra với bé với bạn mới ở ngoài sân chơi.
Lắng nghe bé nói
Khi bé cởi mở hơn một chút, bạn không nên ngắt lời bé hay tỏ ra chán nản với những gì bé nói. Đôi khi bạn nên chêm vào cuộc nói chuyện của 2 mẹ con một số câu cảm thán hoặc hài hước. Bé sẽ cảm thấy cuộc nói chuyện thật là dễ chịu và bé sẽ tiếp tục.
Giúp bé làm ‘lãnh đạo’
Bạn hãy thật khéo léo cho bé tham gia vào nhóm chơi có những bé nhỏ hơn. Chắc chắn bé sẽ là người khởi xướng các trò chơi và được các “em” ngưỡng mộ. Bé cảm thấy mình thật quan trọng và cảm giác “lớn lên” giúp bé tự tin hơn. Tuy nhiên, bé có thể trở nên kiêu ngạo. Bạn nên để ý và có những điều chỉnh kịp thời.
Hỏi ý kiến chuyên gia
Nếu tất cả các cách trên đều không giúp được bé, bạn nên hỏi các chuyên gia có kinh nghiệm. Họ sẽ có phương pháp điều trị một cách hiệu quả dựa trên những nghiên cứu y học. Tuy nhiên, bạn không nên giao phó bé hoàn toàn cho bác sỹ. Hãy hỗ trợ bé bằng sự yêu thương mà bạn luôn dành cho bé.
Phan Nguyên
- Hình thành ý thức lao động ở bé (19:11:00 31/07/2008)
- Khuyến khích bé giao tiếp (13:04:00 31/07/2008)
- Dạy bé ngôn ngữ ký hiệu (10 tháng) (00:01:00 30/07/2008)
- Giúp con biết lễ phép (19:55:00 29/07/2008)
- Cho bé đi offline (11:07:00 26/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |