- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Nói lời xin lỗi bé
Không chỉ bé mà người lớn cũng có thể mắc lỗi. Vậy tại sao người lớn lại chẳng mấy khi nói lời xin lỗi.
1. Nhận ra rằng mình đang có lỗi
Bé cũng như người lớn cần được đối xử công bằng. Ai cũng có thể xin lỗi, đừng nghĩ rằng bạn là người lớn mà có quyền áp đặt mọi thứ cho bé.
2. Hạ nhiệt
Nếu bạn đang căng thẳng giận dữ khó kiềm chế, bạn nên có chút thời gian ở một mình trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện với con bạn. Bạn nên suy nghĩ tại sao điều đó lại xảy ra và thử nghĩ rằng nếu bạn rơi vào trường hợp đó.
3. Xin lỗi một cách đơn giản và trực tiếp
Hãy thể hiện sự tiếc nuối và ân hận của bạn khi làm tổn thương bé. Thay vì nói: “Bố/mẹ rất bực mình với con”, bạn có thể nói nhẹ nhàng hơn: “Bố mẹ đã không bình tĩnh khi nói con lười biếng và vô tích sự”. Sự phân tích của bạn sẽ giúp bé hiểu được những cái đúng cái sai trong cuộc sống mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.
4. Đừng bao giờ lấy lý do vì khách quan mà mình có lỗi
Bạn hãy tự nhận những sai lầm của mình. Ví dụ “bố mải chơi mà quên đón con, hay hôm qua mẹ đã trách nhầm con”. Bạn không nên tỏ ra là người có quyền lực nhất trong nhà, khi làm sai điều gì không cần phải sửa hay xin lỗi. Điều đó sẽ làm bé không còn niềm tin vào người lớn và sẽ học theo thói xấu của bố mẹ.
5. Lắng nghe con bạn nói
Bạn và con cần một khoảng thời gian để hiểu nhau hơn. Nếu bạn ngại nói trực tiếp với con, bạn có thể viết ra giấy hoặc gửi mail cho con bạn. Bạn và con cũng cần tìm ra cách giải quyết tốt nhất để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
6. Hãy luôn nhớ rằng bạn không phải là người hoàn hảo để không mắc lỗi
Điều quan trọng là bạn biết được những lỗi của mình và tránh.
7. Không đút lót
Có thể bạn nghĩ rằng bạn có thể bù đắp cho bé mỗi khi mình có lỗi. Nhưng không nên làm vậy. Việc làm đó của bạn sẽ được hiểu là sự hối lộ và nó làm cho bé rất khó có thể tha thứ cho sai lầm của người khác. Mà trong cuộc sống sự tha thứ lại nhiều khi quan trọng hơn rất nhiều điều khác.
8. Hạn chế phải nói lời xin lỗi
Khi bạn xin lỗi nhiều lần cho một vấn đề, bạn sẽ đuợc hiểu là thiếu sự thành thật. Bạn đừng nghĩ là bé sẽ biết điều này. Do vậy hãy chú ý quan tâm thực sự đến bé để tránh gặp phải trường hợp mà bạn phải nói lời xin lỗi nhiều.
Theo Dân Trí
- Tâm tính bé 1 tuổi (10:13:00 10/05/2008)
- Giảm cơn cáu giận của bé (09:46:00 09/05/2008)
- Dạy bé ở nhà một mình (13:17:00 08/05/2008)
- Kiên nhẫn với bé (13:11:00 08/05/2008)
- Dạy bé tránh giật điện (10:46:00 08/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |