- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tặng, thưởng quà bé đúng cách
"Cha mẹ cần nhận ra việc áp dụng kỷ luật đối với bé thật ra là yêu thương chúng!" - Rabbi Shmuley Boteach, khách mời chương trình radio Oprah và những người bạn, đã chia sẻ như thế khi thấy nhiều bậc cha mẹ thường "nhượng bộ" trước lỗi lầm của con.
Rebecca, một người mẹ đã ly hôn có hai con và đang đi làm, biết rằng cô đã làm hư chúng. Vì làm một công việc chiếm nhiều thời gian cô đã không thể dành nhiều thời gian cho con trai và con gái như cô mong muốn. Do cảm giác có lỗi vì không có đủ thời gian dành cho con, Rebecca có khuynh hướng “đền bù quá mức cho con khi chúng yêu cầu tôi làm điều gì đó... vậy là tôi đã nuông chiều các con quá tay” - cô nói.
Các con của Rebecca đã học được các “kỹ năng” vòi vĩnh mẹ những gì chúng muốn. Brandon, con trai 5 tuổi của cô, dùng thủ thuật “đôi mắt buồn” trong khi Stephanie áp dụng chiêu “áp lực từ bạn bè”. Khi muốn đòi mẹ thứ gì, Stephanie dùng những lời đại loại như: “Mẹ ơi, bạn con đứa nào cũng có cái đó hết”!.
"Chẳng hiểu sao trong đầu tôi muốn nói "không" nhưng miệng tôi lại nói "có" - Rebecca nói.
Việc cho bé nhiều quà thay vì thời gian, người mẹ đã vô tình nhấn mạnh tầm quan trọng của vật chất đến nỗi bọn bé dần tập khẳng định bản thân bằng vật chất. Và nếu chúng không còn những thứ vật chất đó, chúng sẽ cảm giác trống rỗng. Cha mẹ không thể dùng vật chất để bù vào thời gian nhằm thể hiện tình yêu thương đối với chúng. Đòi hỏi về vật chất là vô hạn và vật chất không thể nào lấp đầy lỗ hổng thiêng liêng mà chỉ cha và mẹ mới có thể làm được.
Rabbi Shmuley cũng cho biết các bậc cha mẹ gặp khó khăn khi dạy bé tính kỷ luật và lễ phép do tác động của ba yếu tố sau: Tình trạng mệt lử và kiệt sức: Cha mẹ không thể nói "không" vì không đủ năng lượng làm điều đó. Cảm giác có lỗi: Cha mẹ không thể dành nhiều thời gian hơn với con, thay vào đó họ lại cho chúng quà.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng do bạn không thể nói "không" với bé, bạn đã làm hại chúng không? Sau đây là ba câu hỏi bạn cần đặt ra cho chính mình:
Theo Rabbi Shmuley Boteach, các bé ngày nay bộc lộ quá nhiều sự tức tối vì chúng cảm thấy bị cha mẹ bỏ rơi. Những ông bố bà mẹ này đã đặt công việc ở vị trí ưu tiên hơn gia đình.
Một xã hội thiếu tình thương: Theo Shmuley, "những người có thời ấu thơ bất hạnh thường sẽ gặp một cuộc hôn nhân thiếu tình yêu. Tình yêu duy nhất mà họ có được là từ các con, vì thế họ e ngại áp dụng kỷ luật đối với chúng vì nghĩ rằng các con sẽ không còn thương yêu họ nữa”...
1. Có phải con bạn thật sự hưởng được những điều chúng nhận được từ cha mẹ?
Một vài bậc cha mẹ thường thưởng cho con dù thật sự chúng không thực hiện điều gì to tát để nhận phần thưởng. Bé có thể tự dọn dẹp đồ chơi trong phòng mình, thu dọn quần áo gọn gàng hay giúp mẹ đổ rác. Không phải là bạn thật sự cần chúng giúp đỡ những việc như thế, chỉ vì điều đó sẽ giúp bé biết suy nghĩ và trở nên khéo léo hơn mà thôi.
2. Có phải con bạn đánh giá vật chất cao hơn?
Nếu không bị kềm hãm, sự thèm muốn vật chất sẽ trở nên vô chừng. Một khi việc này xảy ra, nó sẽ bóp nghẹn sự phát triển tình cảm thật sự. Bé sẽ không màng đến việc chúng có thiết lập được các mối quan hệ lành mạnh và tốt đẹp hay không. Điều chúng quan tâm chỉ là việc chúng sẽ nhận thêm bao nhiêu món quà mà thôi.
3. Có phải bạn đang dùng vật chất để xoa dịu bé?
Quần áo và đồ chơi có thể làm bé vui sướng tạm thời nhưng niềm hạnh phúc đó sẽ không kéo dài.
Nhiều bậc cha mẹ đôi lúc tự hỏi nếu họ không thỏa mãn những gì con họ muốn, phải chăng chúng sẽ không yêu họ nhiều như trước. Tuy nhiên, họ phải lưu ý đến việc các con có thể trở thành nạn nhân của chính người cha hay mẹ.
Bé sẽ không thể tự lo liệu cho bản thân đồng thời mất hẳn ý thức hoàn thành công việc của mình. Chúng chỉ biết đòi hỏi, vòi vĩnh cha mẹ phải thực hiện những điều chúng muốn.
Tóm lại, khi bạn nói "không" với bé, bạn phải cho bé thấy đúng là ý bạn muốn thế và bạn luôn phải làm đúng những gì mình nói; không nên miệng thì nói "không" nhưng vẫn chiều theo ý bé.
Theo Tuổi Trẻ (Oprah / CNN)
- Nói lời xin lỗi bé (11:04:00 12/05/2008)
- Tâm tính bé 1 tuổi (10:13:00 10/05/2008)
- Giảm cơn cáu giận của bé (09:46:00 09/05/2008)
- Dạy bé ở nhà một mình (13:17:00 08/05/2008)
- Kiên nhẫn với bé (13:11:00 08/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |