- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Học cách xin lỗi con
Tất cả chúng ta đều có thể mắc lỗi với con trẻ. Những lời nói hay hành động lúc bực tức làm tổn thương con và sau đó bạn thấy hối hận. Một lời xin lỗi chân thật sẽ rất có hiệu nghiệm khi muốn xoá bỏ lỗi lầm. Một lời xin lỗi có ý nghĩa sẽ giúp mọi việc tốt đẹp hơn và tránh những xung đột ngoài ý muốn. Khi xin lỗi một đứa trẻ, bạn thể hiện thiện chí thừa nhận trách nhiệm đối với những hành động đã qua, đồng thời dạy cho con biết khoan dung.
Bước 1
Nhận ra rằng bạn đã mắc lỗi. Thừa nhận trách nhiệm hay lợi ích của lời xin lỗi là thất bại. Lời xin lỗi phải chân thành. Nhớ rằng bọn trẻ rất nhạy cảm và chúng sẽ biết ngay nếu bạn không thật lòng.
Bước 2
Giữ bình tĩnh. Nếu bạn quá tức giận không thể nghĩ theo chiều hướng tích cực, hãy nói với con rằng bạn cần được ở một mình trước khi tiếp tục cuộc nói chuyện. Hãy nghĩ xem việc gì đã xảy ra và tại sao lại như vậy. Đánh giá cảm giác bằng cách nghĩ về việc mình sẽ mô tả sự việc xảy ra thế nào với một người bạn trưởng thành.
Bước 3
Xin lỗi một cách đơn giản và thẳng thắn. Thể hiện sự hối tiếc hay buồn bã với tổn thương mà bạn gây ra. Xin lỗi vì hành vi chứ không phải vì con người bạn. Bạn có thể nói: "Mẹ xin lỗi vì đã quá nóng nên mắng con lười biếng và vô dụng". Cách nói này hiệu quả hơn nhiều so với câu "Mẹ xin lỗi, mẹ là một người thiếu suy nghĩ và nóng vội".
Bước 4
Đừng bào chữa hành vi của mình bằng cách đổ lỗi cho con. Lời buộc tội "Nếu con không thường xuyên dậy muộn, mẹ đã không quá tức giận như vậy" chỉ là cách đẩy lỗi sang con và làm giảm hiệu lực của câu xin lỗi. Việc nói "Mẹ xin lỗi… nhưng" nghe có vẻ như lời buộc tội hơn là xin lỗi. Những vấn đề cần chấn chỉnh của con (như con nhỡ xe bus vì đi ngủ quá muộn…) nên để dành cho một buổi nói chuyện khác.
Bước 5
Tự vấn bản thân và con xem nên làm thế nào để mọi việc tốt đẹp hơn. Hỏi xem bạn có thể làm gì khác để tránh sự việc tương tự. Cùng xem xét lại hành vi của cả bạn và con, đồng thời đưa ra hướng giải quyết với những việc tương tự trong tương lai. Hãy chắc rằng bạn muốn được tha thứ. Câu nói chân thành "Mẹ đã sai, con sẽ tha thứ cho mẹ chứ?" sẽ tăng cường cảm giác hối tiếc trong khi giúp cho trẻ hiểu sức mạnh của lòng khoan dung.
Bước 6
Nhớ rằng bạn không phải là người hoàn hảo và bạn sẽ có lúc mắc lỗi. Điều quan trọng là nhận ra lỗi và sửa chữa. Luôn nhắc nhở bản thân về tất cả những điều tốt đẹp bạn đã làm ở cương vị người bố, người mẹ và biết rằng một lời xin lỗi chân thành là một trong những việc đó.
Lưu ý:
- Đừng lạm dụng lời xin lỗi hay đánh mất niềm tin.
- Đừng xin lỗi vì tất cả mọi việc nhỏ nhặt mà trẻ không thích.
- Không bao giờ xin lỗi khi hành vi của bạn vì những nguyên tắc hợp lý hay sự trừng phạt chính đáng.
Theo About
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |