- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Thương lượng với bé
Mỗi khi bạn nói "Bây giờ tới giờ đi ngủ", "Bây giờ tới giờ học bài", "Bây giờ tới giờ ăn tối!", con bạn đều nói "Cho con chơi thêm tí nữa". Bạn đã mệt mỏi khi phải nói không hoặc tranh cãi với con. Bạn cần phải làm gì? Đầu hàng? Nổi giận? Hay thương lượng?
Cuộc sống với bé là thương lượng, cho dù bạn muốn hay không. Theo tiến sĩ Scott Brown, tác giả cuốn Làm thế nào để thương lượng với trẻ ngay cả khi bạn nghĩ là không cần thương lượng cho biết "Thương lượng giữa cha mẹ và con cái thực sự là một kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời đối với bé. Khi bạn không thương lượng với bé, con bạn sẽ không học được cách giải quyết xung đột mang tính chất xây dựng. Nếu bạn không dạy bé cách làm việc cùng với bạn, bé sẽ không bao giờ biết cách làm việc cùng với người khác."
Tuy nhiên, thương lượng với bé là một quá trình đầy thử thách. Cha mẹ cần học cách kiểm soát các trạng thái cảm xúc và nỗi thất vọng của mình. Qua quan sát những cuộc thương lượng giữa cha mẹ và con cái ở mọi lứa tuổi chúng ta sẽ thấy rằng khi chúng ta tức giận hoặc thất vọng, mọi cuộc thương lượng đều thất bại.
Trước khi bạn bắt đầu thương lượng với bé vào lần tới (có thể là 5 phút nữa!), bạn có thể tham khảo một số gợi ý khi thương lượng với bé dưới đây.
Bắt đầu thương lượng bằng sự đồng ý chứ không phải chỉ trích. Bạn có thể diễn đạt yêu cầu của bạn để con bạn có thể đồng ý với bạn. Bé sẽ sẵn sàng nghe bạn nếu bạn diễn đạt yêu cầu của bạn thỏa mãn nhu cầu của bé điều khiển và độc lập của bé. Nếu bạn nói "Con muốn dọn đĩa hay dọn thìa?" sẽ giúp bé hợp tác với bạn hơn là nói "Nào, bây giờ con dọn bàn ngay".
Cho bé tham gia. Nếu gần tới giờ đi ngủ, bạn có thể nói "Con cần bao nhiêu lâu để chơi xong trò chơi này?" Nếu khi bạn thảo luận với bé về kỷ luật, bạn có thể hỏi bé "Con muốn có hậu quả như thế nào khi con đánh mẹ/hoặc không làm việc nhà?".
Giải thích theo quan điểm của bạn. Bạn có thể nói "Mình phải về nhà thôi vì mẹ còn phải nấu cơm tối". Nếu bé nói "Con không quan tâm, con không đói", bạn có thể nói "Nhưng đó là việc mẹ cần làm và em con/bố con thì cần ăn tối."
Thương lượng với bé không có nghĩa là đầu hàng. Khi bạn thương lượng với người chủ hàng về việc mua một chiếc xe mới, điều đó không có nghĩa là bạn đầu hàng - mà là bạn đang mặc cả. Trong thương lượng không có kẻ thắng, người thua.
Thương lượng các vấn đề bằng những cách phù hợp với lứa tuổi. Nếu bé (5 tuổi) không thích ăn lê, bạn có thể hỏi "Vậy con muốn ăn loại rau nào?" Nếu bé (3 - 4 tuổi) không thích ăn, thay vì phàn nàn hay chỉ trích, bạn có thể cắt bánh mì hoặc rau thành những hình thù khác nhau để hấp dẫn trẻ hơn.
Đưa ra một câu hỏi hợp lý khi bé phê bình bạn. Nếu bé nói rằng bạn không mắng bé về việc dọn dẹp phòng của bé hoặc phòng tắm, bạn có thể hỏi bé "Trong trường hợp này, con sẽ kiểm soát mình như thế nào? Khi nào thì con muốn dọn dẹp phòng?"
Dành thời gian để lấy lại bình tĩnh. Nếu bé làm cho bạn giận hoặc mất bình tĩnh, bạn có thể đi sàng phòng khác và lấy lại bình tĩnh trước khi nói chuyện với bé.
Viết ra giải pháp. Các thành viên trong ra đình có thể ngồi nói chuyện cùng nhau và ghi ra ý kiến của các thành viên. Mọi người có thể thảo luận về các vấn đề đó cởi mở, nhưng các thành viên không được phép chỉ trích ý kiến của bất cứ người nào. Ngoài ra, những vấn đề đã được thương lượng, bạn có thể ghi lại. Ví dụ, "Lau dọn phòng vào lúc 5h chiều", điều đó sẽ khiến bé hợp tác với bạn hơn.
Bạn là người quyết định cuối cùng. Bạn không nhất thiết phải đồng thuận trong bất kỳ cuộc thương lượng nào với bé. Đôi khi, bạn cần phải đưa ra quyết định. Cha mẹ là người đưa ra quyết định cuối cùng cũng như lắng nghe theo quan điểm của bé và công bằng. bé sẽ biết tôn trọng điều đó; bé có thể không thích điều đó, nhưng bé sẽ sớm nhận ra rằng đó là điều công bằng.
Theo Làm Cha Mẹ
- Những sai lầm khi giáo dục bé (09:10:00 03/04/2008)
- Dạy bé quý trọng đồng tiền (09:42:00 02/04/2008)
- Cùng bé lướt web (07:54:00 01/04/2008)
- Giúp con trưởng thành về nhận thức (16:52:00 28/03/2008)
- Dạy con yêu lao động (10:40:00 28/03/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |