Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Viêm phổi ở bé

10:27:00 07/04/2008

Viêm phổi là một trong những căn bệnh thường gặp ở bé mới sinh. Bé bị đẻ non thì càng dễ mắc phải bệnh này hơn. Phổi của bé mới sinh có thể bị lây nhiễm trước, trong và sau khi sinh. 
 
1.Chú ý phòng bệnh viêm phổi ở bé mới sinh

Trước khi sinh, nếu thai nhi bị thiếu oxy ở trong tử cung, thai nhi hít nước ối vào, thường thì sẽ phát bệnh trong khoảng thời gian từ 1-21 ngày sau khi sinh. Trong khi sinh, nếu bị vỡ nước ối sớm, thời gian sinh kéo dài, hoặc trong khi sinh nở, bé bị hít phải nước ối hoăc chất thải ra ở âm đạo bị nhiễm bệnh đều có thể khiến thai nhi bị mắc bệnh viêm phổi. Sau khi sinh ra, nếu trong số những người tiếp xúc với bé có người mang vi khuẩn gây bệnh thì bé sẽ rất dễ bị lây bệnh. Ngoài ra, cũng có khả năng do bị nhiễm trùng máu hoặc viêm rốn, viêm ruột lây vào phổi thông qua tuần hoàn máu.

Bệnh viêm phổi ở bé mới sinh có thể phát bệnh vào bất cứ mùa nào. Vào mùa hè thì có ít hơn đôi chút, triệu chứng viêm phổi ở bé mới sinh không hoàn toàn giống với triệu chứng ở bé lớn hơn, thường thì không ho, âm thanh phát ra ở phổi không rõ rệt, nhiệt độ cơ thể không tăng cao. Triệu chứng chủ yếu là xung quanh miệng, bị sặc sữa, sùi bọt mép. Dù viêm phổi ở mức độ nhẹ hay nặng thì bé cũng cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chuẩn đoán bệnh, nếu nặng sẽ phải nhập viện. Tránh tình trạng tự chữa trị bệnh cho bé, có thể khiến bệnh của bé nặng thêm. Trong thời gian bị bệnh, thường bé ăn uống rất kém, có thể truyền dịch vào tĩnh mạch để bổ sung nhiệt lượng. Đề phòng bệnh viêm phổi ở bé mới sinh cần kịp thời chữa trị các căn bệnh lây ở phụ nữ mang thai. Trước khi sinh cần tiệt trùng cẩn thận, tránh truyền bệnh khi đỡ đẻ. Sau khi đưa bé về nhà, cần cố gắng tránh tiếp khách, đặc biệt là những người mắc các bệnh về đường hô hấp, và tránh không vào phòng của bé. Sản phụ nếu mắc bệnh về đường hô hấp thì cần phải đeo khẩu trang khi đến gần bé.

2. Làm thế nào để kịp thời phát hiện bé đã bị viêm phổi

Sau 2-3 ngày bị viêm đường hô hấp trên, bé có hiện tượng ho kéo dài, thở hổn hển, hô hấp khó khăn, phát sốt, ăn sữa không tốt, trong người bực bội không yên, cánh mũi phập phồng, xung quang miệng có màu xanh, đây đều là triệu chứng của bệnh viêm phổi.

Hiệu quả chữa trị viêm phổi ở bé nhỏ mức độ nhẹ rất tốt, dùng kháng sinh chữa trong thời gian 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh về cơ bản. Một số bé bị mắc viêm phổi virut tuyến vào mùa đông xuân, triệu chứng lâm sàng khá nặng, sốt cao 39 - 40ºC, kéo dài không giảm, do viêm lá phổi lớn, diện tích hô hấp bị giảm đi, hít thở nhanh nhưng nông, tinh thần bị tê liệt, không ăn uống, tứ chi lạnh, thích ngủ, bị nặng còn có thể kèm theo não bị nhiễm độc. Nghiêm trọng có thể kéo dài 10 ngày đến 3 tuần, nếu có hiện tượng trên thì bắt buộc phải nhập viện để điều trị.

Ngoài ra, còn có một loại viêm phổi nguyên thể nhánh, do một loại sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn, lớn hơn virut gây ra, triệu chứng lâm sàng thường khá nhẹ. Biểu hiện mắc bệnh trong thời gian đầu thường là ho khan nhiều lần, đờm nhiều dần lên, phát sốt lúc thấp lúc cao, đau đầu, đau họng, kiểm tra bạch cầu trong máu thường là không cao, dùng khánh sinh Erythromicin cho hiệu quả điều trị rất tốt.

3. Các loại viêm phổi

Viêm phổi ở bé sơ sinh chia làm hai loại: viêm lá phổi lớn và viêm khí quản nhánh. Viêm lá phổi lớn thường gặp ở bé hơn 3 tuổi, bệnh thường giới hạn ở một lá phổi, hoặc một đoạn. Viêm khí quản nhánh thường gặp ở bé nhũ nhi, viêm khí quản nhánh mao tế cũng thường là bé nhũ nhi mắc phải, bệnh biến đổi chủ yếu ở bọt phổi gần khí quản nhánh, có lúc phạm vi rất rộng.

Xét từ nguyên nhân gây bệnh, có thể chia viêm phổi thành: viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virut, viêm phổi do mốc, viêm phổi nguyên thể nhánh, viêm phổi tế bào tương… Sự phân chia này chủ yếu căn cứ vào sự xâm nhập khác nhau của vi khuẩn để xác định.

4. Cách chăm sóc ở gia đình đối với bệnh viêm khí quản, viêm phổi

Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm khí quản là ho và sốt. Một số bé còn có khả năng đi kèm theo hen suyễn. Ngoài những triệu chứng kể trên, bé bị viêm phổi còn bị thở khó, triệu chứng nặng hơn viêm khí quản.

Khi bé bị viêm khí quản, viêm phổi cần chú ý:

Để bé nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo thời gian ngủ để cơ thể  phục hồi nhanh.

Uống nhiều nước, ăn đồ ăn dễ tiêu hoá và có dinh dưỡng như sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà hấp, mì nấu nhừ…

Nếu bé bị suyễn nặng, kê phần đầu hơi cao lên một chút, để bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, giúp giảm bớt phần nào khó khăn trong hô hấp. Khi cho bú cần chú ý tránh không để cho bé bị sặc sữa, nếu bị suyễn nặng thì phải dùng thìa nhỏ để bón sữa.

Không khí trong phòng cần tươi mới, trong lành nếu là mùa đông khi mở cửa sổ để thông gió thoáng khí, không được để gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé. Trong phòng không được quá khô, có thể đặt một ấm nước lên lò sưởi hoặc đặt một chậu nước bên dưới khí sưởi để tạo độ ẩm không khí trong phòng.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ. Khi bị sốt cao có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể cho bé bằng các cách vật lý (chườm, lau cồn).

Sưu Tầm

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo