- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Chuyện ăn uống của bé thừa cân
Nhiều cha mẹ mắc sai lầm khi cố cho bé ăn no trong bữa chính (để tránh cho bé ăn vặt); nhưng chính điều này lại dễ gây béo phì cho bé.
Các bé không thể chứa nổi một lượng thức ăn lớn trong hai bữa chính. Vì thế, bạn nên cân bằng lượng thức ăn cho mỗi bữa của bé (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ) một cách hợp lý.
- Giới hạn bé với những loại thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên - rán), nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây đóng gói, kem… Thay vào đó, bạn có thể chọn những loại đồ ăn có thành phần dinh dưỡng tương đương nhưng hàm lượng chất ngọt, chất béo ít hơn.
- Kể cả những loại thức ăn có tính an toàn hơn như rau xanh hay hoa quả, bạn cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều. Cái gì thái quá cũng không tốt cho sức khỏe.
- Không nên dùng thức ăn để khen thưởng bé. Bạn có thể dùng đồ chơi, những cuộc đi chơi, dã ngoại hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thích thú thay vì lôi kéo bé vào chuyện ăn uống.
Ảnh: GettyImages. |
- Không nên ép bé phải ăn hết thức ăn trong bát. Điều này chỉ khích lệ bé ăn quá nhu cầu cần thiết mà thôi.
- Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo cho bé trên 2 tuổi.
- Khuyến khích bé ăn những loại thức ăn tươi thay vì đồ hộp tiện dụng.
- Bạn nên động viên chồng và người thân trong gia đình hỗ trợ bé giảm cân. Thói quen ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên trong gia đình sẽ rất hữu ích với bé.
- Hạn chế cho bé dùng những loại nước ngọt, kẹo hoặc những món tráng miệng nhiều đường.
- Bạn cũng không nên cho bé béo phì sử dụng thức ăn mặn.
- Không nên để bé ăn uống tự do. Kể cả những loại đồ uống, thức ăn vặt trong ngày, bạn cũng nên giới hạn cho bé.
- Bạn chỉ nên cắt giảm khẩu phần cho bé một cách từ từ. Không nạp đủ năng lượng sẽ gây hại cho quá trình phát triển của bé.
- Bạn nên bố trí thời gian cho bữa chính và bữa phụ của bé hợp lý để bé không bị đói đến mức bé phải ăn ngấu nghiến sau đó.
- Nên làm mẫu cho bé. Bạn không thể trở thành chuyên gia giúp bé ăn uống điều độ nếu bản thân bạn cũng đang thừa cân. Nên nhớ, các bé rất thích bắt chước theo người lớn. Nếu bạn ăn vặt suốt ngày, bạn không thể yêu cầu bé phải ăn uống khoa học được.
- Tuyệt đối tránh bắt bé phải ăn kiêng.
- Bạn nên cho bé dùng bữa cùng gia đình càng nhiều càng tốt.
- Không nên quát mắng hoặc phê phán chuyện ăn uống của bé. Bạn nên để bé được thoải mái và vui vẻ khi ăn.
- Hạn chế những loại đồ ăn chứa chất béo tiềm ẩn như bơ, phomat, dầu ăn, mayonnaise…
- Khuyến khích bé hứng thú khi ăn rau xanh, hoa quả, các loại thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.
- Hai loại đồ uống hữu ích nhất cho bé thừa cân là sữa và nước lọc. Nước hoa quả đóng hộp thường chứa nhiều kalo nên không tốt cho bé.
Phương Thảo (Theo Kidnutrition)
- Bổ sung vitamin C hợp lý (10:57:00 12/03/2009)
- Tăng cường canxi cho bé lười uống sữa (08:21:00 11/03/2009)
- Thực phẩm nên tránh khi bé ăn dặm (11:44:00 10/03/2009)
- Ăn dặm sớm và ăn nhiều bột dễ gây còi xương (15:39:00 09/03/2009)
- 7 thắc mắc về dinh dưỡng của bé (11:40:00 09/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |