Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Mẹo dụ bé kén ăn
16:42:30 10/02/2009
Được dùng tay bốc thức ăn, xếp hoa quả thành hình bông hoa… là những hoạt động thú vị kích thích bé hay ăn.
Gợi ý từ Redbook.
Chơi với thực phẩm
Đơn giản nhất là bạn cắt lát rau, hoa quả; để vào bát nhựa và cho bé bốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bên cạnh bé một chiếc đĩa nhựa để hai mẹ con cùng chơi trò xếp hoa, xếp hình con vật… Bạn cũng có thể sáng tạo ra những câu chuyện hài hước để bé hứng thú như chú gấu lạc trong rừng hoặc chú ong đi tìm hoa hút mật. Sự sáng tạo này đòi hỏi kết hợp trí tưởng tượng giữa thức ăn và đồ chơi của bé. Khi ấy, bé sẽ vừa chơi vừa ăn nên dĩ nhiên sẽ ăn được nhiều hơn.
Loại hoa quả đông lạnh hoặc đóng gói sẵn cũng lôi kéo sự quan tâm của các bé. Nhiều người mẹ cho biết, các bé rất ngại ngần khi thử mùi vị rau xanh mới nhưng lại khá hào hứng với những lát rau đóng gói. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả đóng hộp chứa ít đường.
Các chuyên gia gợi ý rằng, với bé, bữa ăn phụ cũng quan trọng như bữa ăn chính. Do đó, bạn nên chú ý bữa phụ để bé nạp đủ lượng protein, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu. Các loại thức ăn như trứng luộc, sữa chua, bánh mì, chuối, ngũ cốc… rất phổ biến trong bữa phụ của bé mà lại chứa năng lượng và dưỡng chất cao.
Với những loại đồ ăn sẵn, bạn nên kiểm tra nhãn mác và hàm lượng chất béo, chất đường và muối có trong đó trước khi cho bé dùng. Tổt nhất, bạn nên giới hạn những loại thực phẩm kiểu này, đồng thời cung cấp cho bé những bữa phụ tương tự bữa chính nhưng với hàm lượng dinh dưỡng ít hơn.
Bí quyết trộn hương vị
Nếu bé không chịu làm quen với loại thực phẩm mới, bạn nên tìm cách trộn loại thức ăn này với những món quen thuộc để bé không nhận biết được. Chẳng hạn, bạn có thể xay mịn đậu xanh vào trong cháo hoặc làm nhân bánh kẹp cho bé. Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, mùi vị lại dễ chịu nên bé khó nhận biết.
Thử cho bé ăn nhiều lần
Nghiên cứu chứng minh rằng, quá trình làm quen với mùi vị thức ăn mới của bé có thể kéo dài đến 6 tháng với tần suất, vài ba lần ăn trong một tuần. Nếu mới thử 1-2 lần mà bé vẫn lắc đầu, bạn cũng không nên quá nản lòng bởi vì kiên trì sẽ là chìa khóa cho các bà mẹ trong hoàn cảnh này.
Một người mẹ có bé một tuổi tâm sự: “Bé nhà tôi bắt đầu ăn từng chút một nhưng giờ bé đã ăn được nhiều hơn rồi”. Bí quyết tuyệt vời nhất là bản thân bạn cần thoải mái. Mới đầu, bạn chỉ nên chuẩn bị một phần nhỏ cho bé. Nếu bé đã thử, dù nửa thìa nhỏ thì đấy cũng là sự khởi đầu hoàn hảo.
Gợi ý từ Redbook.
Chơi với thực phẩm
Đơn giản nhất là bạn cắt lát rau, hoa quả; để vào bát nhựa và cho bé bốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bên cạnh bé một chiếc đĩa nhựa để hai mẹ con cùng chơi trò xếp hoa, xếp hình con vật… Bạn cũng có thể sáng tạo ra những câu chuyện hài hước để bé hứng thú như chú gấu lạc trong rừng hoặc chú ong đi tìm hoa hút mật. Sự sáng tạo này đòi hỏi kết hợp trí tưởng tượng giữa thức ăn và đồ chơi của bé. Khi ấy, bé sẽ vừa chơi vừa ăn nên dĩ nhiên sẽ ăn được nhiều hơn.
Loại hoa quả đông lạnh hoặc đóng gói sẵn cũng lôi kéo sự quan tâm của các bé. Nhiều người mẹ cho biết, các bé rất ngại ngần khi thử mùi vị rau xanh mới nhưng lại khá hào hứng với những lát rau đóng gói. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả đóng hộp chứa ít đường.
Tạo những bữa ăn nhẹ
Các chuyên gia gợi ý rằng, với bé, bữa ăn phụ cũng quan trọng như bữa ăn chính. Do đó, bạn nên chú ý bữa phụ để bé nạp đủ lượng protein, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu. Các loại thức ăn như trứng luộc, sữa chua, bánh mì, chuối, ngũ cốc… rất phổ biến trong bữa phụ của bé mà lại chứa năng lượng và dưỡng chất cao.
Với những loại đồ ăn sẵn, bạn nên kiểm tra nhãn mác và hàm lượng chất béo, chất đường và muối có trong đó trước khi cho bé dùng. Tổt nhất, bạn nên giới hạn những loại thực phẩm kiểu này, đồng thời cung cấp cho bé những bữa phụ tương tự bữa chính nhưng với hàm lượng dinh dưỡng ít hơn.
Bí quyết trộn hương vị
Nếu bé không chịu làm quen với loại thực phẩm mới, bạn nên tìm cách trộn loại thức ăn này với những món quen thuộc để bé không nhận biết được. Chẳng hạn, bạn có thể xay mịn đậu xanh vào trong cháo hoặc làm nhân bánh kẹp cho bé. Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, mùi vị lại dễ chịu nên bé khó nhận biết.
Thử cho bé ăn nhiều lần
Nghiên cứu chứng minh rằng, quá trình làm quen với mùi vị thức ăn mới của bé có thể kéo dài đến 6 tháng với tần suất, vài ba lần ăn trong một tuần. Nếu mới thử 1-2 lần mà bé vẫn lắc đầu, bạn cũng không nên quá nản lòng bởi vì kiên trì sẽ là chìa khóa cho các bà mẹ trong hoàn cảnh này.
Một người mẹ có bé một tuổi tâm sự: “Bé nhà tôi bắt đầu ăn từng chút một nhưng giờ bé đã ăn được nhiều hơn rồi”. Bí quyết tuyệt vời nhất là bản thân bạn cần thoải mái. Mới đầu, bạn chỉ nên chuẩn bị một phần nhỏ cho bé. Nếu bé đã thử, dù nửa thìa nhỏ thì đấy cũng là sự khởi đầu hoàn hảo.
Cho bé vào bếp
Không ít bé có xu hướng hào hứng với đồ ăn khi được nghịch ngợm thực phẩm cùng mẹ trong nhà bếp. Bé 9 tháng tuổi có thể ngồi trên ghế riêng và bốc thức ăn nguội bằng tay. Bé lớn hơn sẽ giúp cha mẹ bày bàn và chuẩn bị bữa.
“Các bé đều thích cảm giác được hợp tác cùng cha mẹ trong quá trình chuẩn bị bữa. Cho dù bé không làm được nhiều việc nhưng bé cũng cảm nhận được không khí đầm ấm từ nhà bếp. Nhờ vậy, bé dễ dàng ăn ngon hơn là việc bạn bắt ép bé ngồi ngoan trên ghế và dùng thìa xúc thức ăn trong bát” – một người mẹ chia sẻ.
Ngoài ra, những hoạt động trong bếp hoặc ngoài siêu thị cũng là cơ hội để bạn giáo dục bé cách nhận biết loại đồ ăn lành mạnh, an toàn, giàu dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Lo ngại từ sữa có độ đạm thấp (08:16:00 09/02/2009)
- Thiếu sữa mẹ là nguyên nhân bé lười ăn (15:17:00 06/02/2009)
- Cho bé dùng đũa để tạo hứng thú khi ăn (13:40:00 06/02/2009)
- Gần 100% mẫu sữa ở TP HCM có hàm lượng đạm thấp (09:15:00 06/02/2009)
- Sữa bột có vi khuẩn chết người chưa vào Việt Nam (09:27:00 05/02/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mẹo dụ bé kén ăn
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo