Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ăn cơm muộn dễ bị mọc lệch răng

14:23:30 02/03/2008

"3 tuổi đầu mà vẫn phải ninh cháo, xay cơm, phiền quá!" - chị Linh (Khâm Thiên, Hà Nội) phàn nàn về con. Thực ra việc bé chậm biết ăn cơm không chỉ gây phiền, mà còn dẫn đến biếng ăn và rối loạn sự phát triển hàm mặt.

Bé Thành con chị Linh chỉ có thể ăn thực phẩm lỏng hoặc đã xay nhuyễn. Các loại cơm, rau, thịt cá, mẹ phải cho tất vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nếu bắt ăn cơm hạt, cả tiếng đồng hồ cháu chỉ chịu nhai vài thìa, và dứt khoát chỉ dùng cơm không hoặc chan canh. Linh nhiều lần muốn tập ăn cho con ăn cơm nhưng thấy bé không chịu, sợ con sút cân nên cứ lần lữa.

Cùng cảnh ngộ, chị Thư (Long Biên, Hà Nội) có con gái 29 tháng tuổi chuyên ăn cháo. Chỉ cần có một miếng thức ăn nào hơi to một chút, cháu sẽ nhè ra ngay, hoặc bị vướng ở cổ không nuốt được. Ngay cả cháo, cháu cũng lười ăn; nhìn thấy mẹ bưng bát ra là khóc hoặc bỏ chạy. Bé cũng không chịu ăn hoa quả mà chỉ uống nước cam hoặc sinh tố. Do đó, trông bé còi cọc hơn hẳn so với bạn cùng tuổi.

Tình trạng trẻ đã lớn vẫn chưa biết ăn cơm rất phổ biến, nhất là ở thành thị. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám và tư vấn Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 2 tuổi đã phải bắt đầu tập ăn cơm. Nếu đến 3 tuổi vẫn chưa dùng được thức ăn này là quá muộn. Tình trạng này rất có hại cho sự phát triển của bé.

Thứ nhất, nếu chỉ ăn mãi loại thực phẩm xay nhuyễn, trẻ sẽ rất dễ biếng ăn bởi cho dù bạn cố gắng thay đổi thành phần, món ăn vẫn có hương vị na ná nhau. Do đó, những em bé chậm ăn cơm mặc dù tiếp nhận thành phần thực phẩm đa dạng vẫn dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng vì lười ăn.

Thứ hai, do ít phải nhai, phần hàm của trẻ sẽ ít được vận động. Hậu quả là xương hàm kém phát triển. Cung hàm hẹp sẽ không đủ chỗ cho các răng khôn mọc sau này, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.

Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo các phụ huynh nên tập cho con ăn cơm khi được 2 tuổi. Với những trẻ không muốn, không có cách nào khác là cha mẹ phải thật kiên trì, tập dần dần.

Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, ban đầu, nên cho bé ăn cơm nát. Khi bé còn đói, cho ăn một ít cơm, cùng với thức ăn cắt nhỏ. Chọn những món bé thích, để trong bát đĩa đẹp hình thù ngộ nghĩnh, cho bé tự xúc ăn cùng cả nhà. Lúc nào bé chán, không nên ép mà để bé ăn tiếp loại thức ăn bé thích. Dần dần mỗi ngày tăng lượng cơm lên một chút. Cố gắng tạo hứng thú cho bé tập món mới, thay vì ép buộc. Khi mới tập ăn cơm, nếu bé không thích dùng thức ăn, chỉ chan canh thì cũng nên chiều ý.

Để con bạn không quá khó khăn khi tập ăn cơm, nên cho làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau lúc bé chuyển sang ăn dặm. Các món bắt buộc phải nhai như trái cây, bánh, phở... sẽ giúp bé vận động xương hàm tốt hơn và quen với động tác nhai. Nhờ đó, bé sẽ nhanh chấp nhận hơn khi chuyển từ thực phẩm xay nhuyễn sang cơm.

Theo VnE

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo