- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 thời điểm chống chỉ định mang thai
Thụ thai ngay sau khi bị mang thai ngoài tử cung là rất nguy hiểm, bởi vì các ống dẫn trứng có thể chưa hoàn toàn khỏe mạnh. Đặc biệt, nguyên nhân gây thụ thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vùng chậu trước đó, do vậy rất có thể khả năng sinh sản của bạn phải chịu tác động về sau này. Tỷ lệ lặp lại mang thai ngoài tử cung là khoảng 15%.
Mang thai ngoài tử cung và việc điều trị ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe người phụ nữ. Vì vậy hãy để cho tinh thần và sức khoẻ của bạn hồi phục hoàn toàn trước khi có ý định thụ thai lại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đợi đến khi cơ thể bạn thực sự sẵn sàng cho lần thai kì tiếp theo.
Nếu bạn được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, bạn nên đợi khoảng 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại. Nếu bạn được điều trị bằng phương pháp mổ, hãy đợi đến khi vết sẹo phẫu thuật lành hẳn và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn có thai lại.
2. Mang thai sớm sau mổ lấy thai
Sau mổ lấy thai chị em bị mất máu nhiều hơn so với sinh nở tự nhiên, các cơ quan sinh sản khác, đặc biệt là vùng ổ bụng cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Vì vậy, nếu có thai sau khi mổ chưa lâu sẽ vô cùng nguy hiểm với sức khỏe người mẹ, bởi nó có thể dẫn đến bục vết mổ gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc bục – vỡ tử cung…
Vì vậy, sau khi mổ lấy thai, cho dù cơ tử cung và vết rạch ở bụng bên ngoài trông có vẻ lành lặn thì điều đó cũng không có nghĩa là đã đảm bảo an toàn cho bạn. Thời gian có thể có thai trở lại sau lần mổ thai trước đó phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người phụ nữ. Và để yên tâm, chị em nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra xem thời điểm đó đã có thể có thai trở lại được hay chưa. Thông thường, ít nhất sau 12 tháng trở lên những chị em đã từng sinh mổ mới nên tiếp tục mang thai.
3. Mang thai ngay sau khi ngưng thuốc tránh thai
Việc mang thai ngay sau khi vừa ngưng thuốc tránh thai một thời gian ngắn cũng không tốt cho thai nhi. Bởi vì, thuốc tránh thai thường là thuốc chứa nội tiết tố nên nó có vai trò như một kích thích tố đối với giới tính, khi dung nạp vào cơ thể qua đường ruột sẽ được lưu trữ lại trong quá trình chuyển hóa ở gan. Nếu thời gian ngưng thuốc quá ngắn, hàm lượng thuốc chưa thể đào thải hết khỏi cơ thể, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
4. Thụ thai trong một chuyến đi
Một số cặp vợ chồng vô tình mang thai trong một chuyến đi (đi du lịch, công tác…). Thời điểm này không thích hợp bởi vì nếu phải di chuyển hoặc vận động nhiều sẽ ảnh hưởng đến thể chất của cả hai vợ chồng. Thường thì, sức khỏe không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến chất lượng của trứng đã thụ tinh.
Mặt khác, sự di chuyển thường xuyên có thể gây ra phản xạ co tử cung, quá trình làm tổ và tăng trưởng của phôi thai cũng bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến sẩy thai hoặc dọa sẩy. Vì vậy, chị em nên thận trọng và giữ gìn sức khỏe của mình trong các chuyến đi dài ngày.
5. Thụ thai khi vừa tiêm ngừa các vắcxin chưa đầy 3 tháng
Nhiễm rubella khi mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, trước khi có ý định mang thai, chị em nên thực hiện kiểm tra rubella để kịp thời chủng ngừa. Nhưng trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin Rubella, chị em không nên thụ thai. Vì những virus trong vắcxin này vẫn còn mạnh và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây ra những phát triển bất thường trong sự phát triển của thai.
Đối với các loại vắcxin khác, sau khi tiêm mũi cuối cùng nên kiêng ít nhất 3 tháng mới có thai trở lại. Tuy nhiên, nếu bạn đã trót tiêm và chẳng may có bầu thì bạn cần theo dõi thật kĩ, đi khám thường xuyên để phát hiện những rủi ro ngoài mong muốn với em bé. Vắcxin có thể có ảnh hưởng nhiều hoặc ít tới thai nhi và điều này chỉ có thể được xác định qua siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả chính xác đó, bác sĩ mới có thể kết luận bạn có nên giữ lại em bé hay không.
6. Mang thai khi đang đặt vòng tránh thai
Nếu đặt vòng tránh thai không phù hợp hoặc vòng tránh thai bị lệch lạc trong khoảng tử cung thì xác suất mang thai vẫn vào khoảng 10% . Nhưng mang thai trong trường hợp này không an toàn bởi người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của phôi thai hoặc khiến thai nhi nằm ở thế bất lợi, thậm chí khả năng mang thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra.
7. Mang thai khi vừa sinh non hoặc sẩy thai
Phụ nữ vừa sinh non hoặc sẩy thai, chức năng nội tiết của cơ thể chưa hoàn toàn bình phục, tử cung và cơ quan sinh sản cũng chưa phục hồi, đặc biệt là sau khi thực hiện phẫu thuật nạo hút. Do đó, nếu cơ thể sớm mang thai trở lại, khoang tử cung sẽ chưa thể cung cấp môi trường tốt cho sự phát triển của phôi thai, đồng thời tử cung cũng khó trở lại trạng thái bình thường.
Theo Mẹ Yêu Con
- Các lớp học tiền sản (09:41:00 09/04/2013)
- Chửa trứng (11:19:00 04/04/2013)
- Thai ngoài tử cung (10:57:00 03/04/2013)
- Nhiễm độc thai nghén (08:20:00 02/04/2013)
- Dấu hiệu, dinh dưỡng khi mang thai đôi (07:51:00 01/04/2013)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |