- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường. Trứng đã thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở bất kỳ vị trí nào trên đường di chuyển đến tử cung, dẫn đến thai ngoài tử cung. Khối thai có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như: vòi trứng (phổ biến nhất, chiếm 90%) hoặc trong buồng trứng, cổ tử cung, thậm chí ngay trong ổ bụng.
Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
1. Trễ kinh.
Thai ngoài tử cung mới đầu không có biểu hiện gì đặc trưng ngoài ra máu ở âm đạo, trễ kinh và đau bụng vùng dưới. Vì thế mà rất nhiều chị em đến viện muộn vì tưởng nhầm ra máu là hiện tượng kinh nguyệt bình thường hoặc nghĩ mình bị rong kinh, đặc biệt ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
2. Bụng (xương chậu) bị đau. Cơn đau xuất hiện đột ngột, dai dẳng và nghiêm trọng. Có thể cảm nhận cơn đau ở một bên hoặc lan tỏa trên toàn bụng bầu (khung xương chậu). Thỉnh thoảng, cơn đau còn kèm theo cả nôn. Cơn đau dữ dội hơn khi bạn chuyển động hoặc bị ho. Trong khi các triệu chứng bình thường trong thai kỳ như mệt mỏi, buồn nôn, căng đau ngực vẫn cùng tồn tại.
3. Ra máu âm đạo. Theo bác sĩ, phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Tuy nhiên, khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm. Cá biệt có người không bị xuất huyết.
4. Cơn đau ở vai. Cơn đau xuất hiện ở vai, đặc biệt là khi nằm xuống. Nguyên nhân là do sự ra máu, cơn đau ở bụng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau vai.
5. Choáng: Nếu ống trứng bị vỡ, thai phụ có thể bị ngất. Sau khi bị ngất, thai phụ tỉnh lại, đỡ đau bụng hơn nhưng càng lúc càng mệt mỏi, người vã mồ hôi, chân tay lạnh toát. Cũng có khi thai phụ thấy khó thở (thiếu oxy do mất máu).
6. Bụng trướng dần do máu chảy vào ổ bụng. Lúc này, huyết áp thai phụ tụt thấp, ấn bụng thấy đau, khi vỗ vào thành bụng cảm thấy như có nước trong ổ bụng.
Cách các bác sĩ khám:
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước và hình dạng của tử cung, thử nước tiểu, thử máu để kiểm tra lượng hCG (hormone do nhau thai tiết ra). Nếu mang thai ngoài tử cung, lượng hCG trong máu thấp.
Ngoài ra, siêu âm cũng là một phương pháp giúp bác sĩ phát hiện vị trí và tình trạng của thai.
Nguyên nhân
- Viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng vì thế dễ gây hiện tượng thai ngoài tử cung. Đặc biệt là viêm nhiễm do tình trạng nạo hút thai bừa bãi, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh.
Theo tiến sĩ – bác sĩ Vương Tiến Hòa (Sức Khỏe & Đời Sống), khi phát hiện thai phụ có triệu chứng thai ngoài tử cung vỡ, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Không được xoa bóp bụng hay đánh gió vì các động tác này càng gây mệt mỏi, có khi chảy máu nhiều hơn. Tốt nhất là ủ ấm cho bệnh nhân rồi chuyển đi cấp cứu.
Khi di chuyển, phải hết sức nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế vì sự thay đổi này dễ làm huyết áp tụt thêm, gây trụy tim mạch. Nên để đầu thấp để tăng lượng máu chảy đến não, ngăn ngừa thiếu oxy não.
- Khuyết tật bẩm sinh: Vòi trứng có thể bị tắc do bẩm sinh ở người phụ nữ.
- Do phẫu thuật vùng bụng trước đó: Những lần mổ vùng bụng có thể gây viêm nhiễm, dính vòi trứng…
- Một số trường hợp thai còn quá bé, chưa vào được tử cung thì đã tiến hành nạo hút thai, dẫn đến thai nằm ngoài tử cung.
Nhóm người phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung:
- Thai phụ trong độ tuổi 35-45.
- Nhóm thai phụ hút hoặc nghiện thuốc lá.
- Nhóm thai phụ có tiền sử về nhiễm trùng đường sinh dục, viêm đường tiết niệu hoặc đã từng làm phẫu thuật ở phần bụng dưới.
Điều trị
Tuỳ vào tình trạng (chưa vỡ, rỉ máu, vỡ thai), vị trí bám của thai (trong vòi trứng, khoang bụng...), tuổi của thai (thời gian trứng thụ tinh tạo thành hợp tử cho tới khi được phát hiện) mà có thể được điều trị theo những biện pháp khác nhau. Bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.
Điều quan trọng là phát hiện sớm khi khối thai chưa vỡ, khả năng có thai lại bình thường cũng cao hơn. Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.
Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%. Nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng tái phát còn cao hơn.
Cách phòng ngừa
- Muốn phòng tránh hiện tượng mang thai ngoài tử cung, bạn nên lưu ý các điều kiện vệ sinh nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, giai đoạn ho con bú…
- Tuyệt đối tránh tình trạng nạo hút thai nhiều lần.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm về viêm nhiễm âm đạo hay vòi trứng…
- Nếu đã từng điều trị mang thai ngoài tử cung, bạn nên đợi ít nhất một năm, khi cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh mới nên mang thai lại.
- Nếu có dấu hiệu chảy máu hay bị đau bụng trong thai kỳ, bạn nên đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt. Việc phát hiện sớm sẽ làm giảm tình trạng thai phụ bị mất máu, hoa mắt, chóng mặt khi thai vỡ, hạn chế ảnh hưởng đến voi trứng và khả năng có thai lại như bình thường.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Nhiễm độc thai nghén (08:20:00 02/04/2013)
- Dấu hiệu, dinh dưỡng khi mang thai đôi (07:51:00 01/04/2013)
- Các vấn đề về siêu âm (10:16:00 29/03/2013)
- Mẹo vui đoán giới tính thai (19:56:00 27/03/2013)
- Những ký hiệu trong sổ khám thai (19:24:00 26/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |