- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý xuất hiện trong 14 tuần đầu và 14 tuần cuối của thai kỳ.
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn đầu
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn đầu còn gọi là hiện tượng bệnh lý sớm, gồm những triệu chứng:
- Nôn (nhẹ hoặc nặng) vào buổi sáng; ăn uống kém; thèm ăn chua.
- Tính tình người mẹ thay đổi, dễ xúc động; đôi khi khó thở, chuột rút, hồi hộp, tim đập nhanh.
- Do thai phụ không ăn uống được nên dẫn tới thể trạng gầy, mặt xanh xao, hốc hác, môi khô, thở nhanh.
- Trường hợp nặng, thai phụ trở nên sợ sệt, có khi co giật, hôn mê.
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối gồm 3 biểu hiện chính:
- Tiểu ra protein.
- Phù (phù từ chân lên bụng, tay và mặt; tăng cân bất thường ở 3 tháng cuối).
- Tăng huyết áp (bình thường huyết áp tối đa không quá 140mm Hg, trên ngưỡng này gọi là cao).
Ngoài ra, thai phụ còn có những biểu hiện như:
- Nhức đầu (như đang đội một chiếc mũ chật).
- Nôn, buồn nôn.
- Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ.
Lưu ý: Nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ có thể biểu hiện ở sản giật và tiền sản giật.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén còn chưa rõ, song theo các bác sĩ, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này, gồm:
- Nhiễm độc thai nghén thường xuất hiện ở những thai phụ trẻ, nhất là khi sinh con lần đầu.
- Hay xảy ra khi trời lạnh hoặc chuyển mùa.
- Hay xảy ra ở những thai phụ làm việt mệt mỏi, quá sức.
- Dễ xuất hiện khi người mẹ ăn thức ăn lạ (dễ gây dị ứng).
Điều trị
Nếu người mẹ không điều trị, có thể dẫn tới tử vong do suy kiệt nặng. Do đó, với người mẹ bị bệnh, bác sĩ sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng. Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ xem xét và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung; hạn chế thai nhi kém phát triển…
Người mẹ phải tuân thủ các chỉ định như sau:
- Hạn chế muối.
- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1l.
- Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng tránh
Vì chưa có nguyên nhân rõ ràng nên chưa có cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén hiệu quả. Các bác sĩ khuyên thai phụ nên đi khám thai đầy đủ, kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ và đi khám sớm.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Dấu hiệu, dinh dưỡng khi mang thai đôi (07:51:00 01/04/2013)
- Các vấn đề về siêu âm (10:16:00 29/03/2013)
- Mẹo vui đoán giới tính thai (19:56:00 27/03/2013)
- Những ký hiệu trong sổ khám thai (19:24:00 26/03/2013)
- Những tuần cuối của thai kỳ (13:56:00 25/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |