- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dấu hiệu, dinh dưỡng khi mang thai đôi
Cực kỳ mệt mỏi, nghén nặng, thai đạp sớm... là những dấu hiệu có khả năng bạn mang thai đôi.
Dấu hiệu mang thai đôi
Cực kỳ mệt: Đây là phàn nàn phổ biến nhất của những người mẹ mang thai đôi. Buồn ngủ, nôn, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn vì cơ thể mẹ phải “lao động” nhiều hơn để tạo dinh dưỡng cho bào thai. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là do các yếu tố khác (công việc, căng thẳng, nghèo dinh dưỡng...) chứ không phải dấu hiệu của thai đôi.
Nghén nặng: Khoảng 50% phụ nữ mang thai buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ. Người mẹ mang thai đôi cũng vậy nhưng không có nghĩa là họ bị nghén gấp đôi. Chỉ khoảng 15% người mẹ mang thai đôi bị nghén nặng.
Tăng lượng hCG: h
CG được phát hiện trong máu (hoặc nước tiểu) khoảng 10 ngày sau thụ thai. hCG thường tăng nhanh chóng, đỉnh điểm ở tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu mang thai đôi, lượng hCG tăng cao. Tuy nhiên, mức độ hCG tiêu chuẩn cho cặp song sinh cũng nằm trong phạm vi cho phép, tương tự mang thai đơn.Đếm nhịp tim thai: Máy Doppler khuếch đại âm thanh tim thai, thường được sử dụng vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ phát hiện ra có hơn một nhịp tim thai. Tất nhiên, cách này có thể nhầm lẫn (tiếng sôi của bụng mẹ hay nhịp tim mẹ có thể bị nhầm là nhịp tim thai thứ hai).
Tăng cân: Người mẹ mang đa thai có thể gây tăng cân nhanh và nhiều. Tất nhiên, tăng cân khi mang thai còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng của mẹ trước khi mang thai, chiều cao của mẹ, dinh dưỡng và hấp thu dinh dưỡng từ mẹ... Nhiều người mẹ mang thai đôi cũng chỉ tăng cân hơn những người mẹ mang thai đơn đôi chút.
Thai máy sớm và máy thường xuyên: Cảm nhận thai máy là một trong những khoảnh khắc thú vị nhất của thai kỳ. Mặc dù nhiều người mẹ mang thai đôi cho biết họ cảm nhận được thai máy sớm và thường xuyên hơn thì các chuyên gia cũng chưa có kết luận về chuyện này.
Đối với nhiều phụ nữ, thai máy thường sớm hơn ở lần mang thai thứ hai, cho dù họ mang thai đôi hay thai đơn.
Kết quả xét nghiệm AFP: AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được tiến hành cho thai phụ ở 3 tháng giữa. Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán một số rủi ro của dị tật bẩm sinh. Mang thai đôi có thể làm kết quả AFP bất thường nhưng bác sĩ sẽ siêu âm cho người mẹ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Đo tuổi thai: Trong suốt thai kỳ, bác sĩ có thể đo chiều dài của đáy tử cung (từ xương mu đến đầu tử cung) như là cách kiểm tra tuổi thai. Mang thai đôi có thể khiến tử cung mẹ mở rộng hơn so với mang thai đơn. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể làm sai lệch phép đo này.
Siêu âm: Cách hiệu quả nhất để xác nhận thai đôi (hay đa thai) là thông qua siêu âm. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy rất rõ bạn mang bao nhiêu bé. Siêu âm, nhất là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối sẽ phán đoán chính xác nhất số lượng thai. Tuy nhiên, cũng có trường hợp “anh em sinh đôi ẩn”, sẽ khó để kiểm tra đúng số lượng thai trong bụng mẹ.
Dinh dưỡng khi mang song thai
Phần lớn các trường hợp thai đôi đều chào đời trước ngày sinh dự kiến. Vì thế, quan trọng là người mẹ cần nạp đủ dinh dưỡng để giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân. Thai nhi tăng cân nhiều trong quý III của thai kỳ (sau tuần thứ 28) nhưng cân nặng của mẹ trong quý II giữ vai trò quyết định sự tăng cân của bé trong quý III.
Lượng kalo cần thêm mỗi ngày: Hiện nay, chưa có chỉ dẫn cụ thể về lượng kalo cần tăng mỗi ngày dành cho người mẹ song thai. Nhưng các chuyên gia Mỹ gợi ý, với người mẹ mang đơn thai, lượng kalo cần thêm mỗi ngày là 300 kalo. Do đó, với người mẹ song thai, lượng kalo cần tăng mỗi ngày là 600 kalo. Trong khi đó, các chuyên gia sức khoẻ ở Anh cho rằng, người mẹ mang song thai không cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Nếu thai phụ tăng kalo nhưng lại hoạt động ít thì nguy cơ thừa cân là rất lớn. Với những thai phụ ít vận động hoặc cần nghỉ ngơi nhiều thì việc tăng kalo cần đi kèm với chế độ tập luyện nghiêm ngặt.
Khi người mẹ lười ăn: Người mẹ song thai vẫn phải đối mặt với những rắc rối thường thấy như chứng ốm nghén, táo bón và thèm ăn, do sự gia tăng hormone, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá của cơ thể. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu những triệu chứng về sức khoẻ không thuyên giảm.
Nếu bạn không có cảm giác thèm ăn, luôn đầy bụng sau khi ăn (uống) thứ gì thì sẽ khó để bạn có thể tăng cân đều. Hãy ăn những bữa nhỏ nhưng thường xuyên thay vì chỉ chú trọng 3 bữa chính trong ngày.
Mức tăng cân hợp lý: Người mẹ song thai nên tăng 15-20kg trong toàn bộ thai kỳ. Người mẹ nhẹ cân thì mức tăng cân có thể hơn một chút. Ngược lại, với người mẹ thừa cân thì mức tăng cân có thể thấp hơn một chút.
Nếu chậm tăng cân, ăn ít hoặc vận động quá nhiều, bạn hãy cố gắng tăng chất lượng bữa ăn và cắt giảm hoạt động. Trái lại, nếu tăng cân quá nhanh, bạn thử cắt giảm số bữa ăn và tăng vận động. Nếu đột nhiên tăng cân quá nhanh, bạn cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bổ sung axit folic, sắt: Người mẹ song thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ). Việc bổ sung sắt cũng cần theo đơn của bác sĩ để phòng tránh chứng thiếu máu - chứng bệnh rất dễ gặp khi mang song thai. Tuy nhiên, dung nạp nhiều thực phẩm giàu sắt thì có lợi cho hệ tiêu hoá hơn dùng viên sắt vì dùng nhiều viên sắt dễ gây táo bón. Thai phụ cũng cần bổ sung các loại vitamin khác và omega 3 nhưng cần trao đổi cụ thể với bác sĩ.
Một số thắc mắc khi mang thai đôi
- Tôi có nên ăn nhiều hơn những người mẹ mang đơn thai khác?
- Bạn chỉ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Điều này có lợi cho sức khỏe bản thân và sự phát triển toàn diện của hai bé trong bụng. Việc ăn nhiều hoặc tiêu thụ khối lượng dinh dưỡng gấp đôi nhóm thai phụ bình thường là không cần thiết.
- Cân nặng trung bình của mẹ khi mang đôi thai?
- Nếu mang song thai, bạn có thể đạt mức tăng cân 0,7kg/tuần, trong quý II và quý III.
- Tôi có cần dùng viên vitamin bổ sung?
- Trong 12 tuần lễ đầu tiên, bạn có thể bổ sung sắt và axit folic. Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng nhiều thực phẩm chứa sắt trong thực đơn hàng ngày. Bác sĩ sẽ là người quyết định trực tiếp liều lượng và cách dùng viên sắt cho thai phụ. Với việc dùng viên bổ sung vitamin khác, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận.
- Tôi có tăng nguy cơ sảy thai?
- Nguy cơ sảy thai với người mẹ mang thai đôi cao hơn (đặc biệt trong quý I). Một số trường hợp, thai phụ có thể bị mất một bé (còn lại một bé).
- Những nguy cơ khác khi mang đôi thai là gì?
- Cảm giác nôn và buồn nôn có thể tăng do hormone gia tăng; hàm lượng HCG cũng tăng khiến tình trạng nghén nhiều hơn. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormone progesterone cao cũng có thể làm bạn xuất hiện tình trạng thở dốc, khó thở. Bạn cũng dễ bị táo bón hoặc phù chân hơn.
Khoảng 50% số người mẹ mang song thai có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37. Tỷ lệ người mẹ mang song thai mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ là 30% trong khi ở người mẹ bình thường con số này chưa tới 10%.
Chứng tiền sản giật với thai phụ bình thường là khoảng 7%. Nhưng với người mẹ mang thai đôi, con số này có thể gấp 3 (lên tới 21%).
Nguy cơ đứt nhau thai: Là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Triệu chứng này sẽ tăng lên ở nhóm thai phụ mang thai đôi có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng rượu…
Nhóm người mẹ mang song thai cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ được hạn chế nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé.
- Có lưu ý gì đặc biệt cho người mẹ mang thai đôi?
- Bạn nên học cách cân bằng tâm lý. Việc mang hai em bé khiến không ít người mẹ căng thẳng (vì khó khăn khi chăm nuôi hoặc cho rằng mình sẽ đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ…). Để giảm thiểu lo lắng, bạn nên tìm đọc những tài liệu về thai đôi. Phần lớn người mẹ mang song thai đều phải sinh mổ nhưng cũng có một số trường hợp sinh thường.
Khi các bé ngày một lớn, bạn sẽ cảm thấy mệt nên cần nghỉ nhiều hơn. Bạn có thể tăng cân nhiều hơn nhóm thai phụ bình thường khác. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu trục trặc nào trong thai kỳ.
Ngọc Huê
- Các vấn đề về siêu âm (10:16:00 29/03/2013)
- Mẹo vui đoán giới tính thai (19:56:00 27/03/2013)
- Những ký hiệu trong sổ khám thai (19:24:00 26/03/2013)
- Những tuần cuối của thai kỳ (13:56:00 25/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 36 (09:00:00 23/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |