- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý an toàn với 8 món ăn
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Mỹ, bạn vẫn có thể ăn sushi trong thời kỳ mang thai, miễn là cá nguyên liệu dùng làm sushi được bảo quản và chế biến an toàn.
Cá sống nếu không đảm bảo vệ sinh (từ khâu nuôi, chế biến tới bảo quản) thì có thể chứa các vi sinh vật làm bạn bị rối loạn tiêu hóa(cá cần được đông lạnh ở -20ºC trong ít nhất 24 tiếng). Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo ngại thì tốt nhất bạn không nên ăn.
2. Caffein
Với nhiều nghiên cứu còn gây tranh cãi thì thật khó để biết tiêu thụ bao nhiêu cafe mỗi ngày là an toàn cho thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây trong tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology cho biết, nhóm phụ nữ mang thai tiêu thị 200mg caffein trở lên (tương đương trên 2 tách café) mỗi ngày có gấp đôi nguy cơ sảy thai so với người không dùng café.
Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh đang tiến hành nghiên cứu riêng nhưng khẳng định, tiêu thụ dưới 300mg caffein mỗi ngày vẫn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Cao đẳng Sản phụ khoa Hoàng gia Anh cho biết thêm, tốt nhất cần tránh caffein trong 12 tuần đầu tiên.
3. Phômai
Phômai là nguồn dồi dào của canxi – chất bạn cần nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, giúp xương của bé phát triển. Tuy nhiên để tránh nhiễm khuẩn listeria, bạn nên tránh phômai mềm (soft, mould-ripened cheese), phômai từ sữa dê cũng như chọn phômai có lượng chất béo thấp.
4. Chất béo
Dù thai phụ được khuyên nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo nhưng chúng ta vẫn cần chất béo trong khẩu phần, để cung cấp các axit béo. Dù vậy bạn nên khôn ngoan khi chọn dùng chất béo.
Chất béo bão hòa và chất béo trans (tìm thấy trong thịt, sữa, bánh ngọt, bánh quy) nên được ăn với số lượng nhỏ. Trong khi các chất béo không bão hòa (trong dầu olive, dầu hướng dương và dầu cá) có thể ăn thường xuyên hơn (phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 2-3 bữa cá/tuần, nhất là cá chứa dầu do lo ngại tích tụ chất ô nhiễm trong cá).
Chất béo chỉ nên chiếm khoảng 30% lượng kalo hàng ngày của bạn.
5. Đường
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, nguy cơ quan trọng với thai phụ là chứng tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng tới khoảng 4% phụ nữ mang thai. Tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể tạo ra và sử dụng insulin (insulin giúp chuyển hóa thức ăn thành nhiên liệu cho cơ thể).
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mẹ ăn nhiều đường có thể sinh con nặng cân. Do đó, làm tăng nguy cơ sinh mổ. Bởi vậy, thai phụ nên thận trọng với đường. Nên chọn hoa quả tươi thay vì hoa quả sấy khô được ướp đường. Hạn chế bánh kẹo ngọt khi muốn ăn vặt.
6. Trứng
Trứng là món giàu protein, vitamin A, D. Do thai phụ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn samonella (gây tiêu chảy) nên cần tránh ăn trứng lòng đào hoặc chỉ chín một phần. Bạn cũng nên tránh mọi món ăn có chứa trứng sống, chẳng hạn các loại nước sốt, kem, đồ uống… có nguyên liệu là trứng sống.
Nên rửa tay sau khi bạn chạm vào trứng sống và bảo quản trứng sống cách xa các thực phẩm khác.
7. Một ly champagne trong bữa tiệc
Lời khuyên tốt nhất từ Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Mỹ là tránh xa mọi đồ uống có cồn khi mang thai. Bởi thế, ăn mừng Giáng sinh hay Năm mới với champagne là điều không nên với thai phụ, dù chỉ là một ly nhỏ.
8. Tôm
Bộ Y tế Mỹ khuyên, phụ nữ mang thai có thể ăn tôm. Tôm ít chất béo, hàm lượng protein cao, dồi dào vitamin B12, A, D và E. Với tôm đông lạnh thì cần được rã đông và nấu chín kỹ trước khi ăn.
Riêng các loại sò, ốc, hàu sống thì cần tránh vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu nướng.
Ngọc Huê
- 5 thay đổi dinh dưỡng trước thụ thai (10:54:00 21/12/2012)
- 4 lưu ý cơ bản cho thai kỳ (09:20:00 21/12/2012)
- Tính toán lượng nước mỗi ngày (09:07:00 20/12/2012)
- Riboflavin trong dinh dưỡng bà bầu (08:37:00 19/12/2012)
- Thiamin trong dinh dưỡng bà bầu (08:49:00 18/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |