- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 lưu ý cơ bản cho thai kỳ
Những người mang thai lần đầu thường khá bỡ ngỡ dù chăm đọc sách hay nghiên cứu internet. Bạn còn có thể bị choáng ngợp bởi lời khuyên chăm sóc thai kỳ từ bác sĩ hay những người mẹ có kinh nghiệm.
Dưới đây là vài điều cơ bản mẹ nên biết:
1. Tiêm phòng cúm
Cho dù bạn đều đặn hoặc chưa bao giờ tiêm phòng cúm, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước hay trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng nặng do cúm, so với người không mang thai. Bạn có thể được tiêm phòng trong bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh, văcxin phòng cúm là an toàn cho thai phụ.
CDC khuyến cáo, thai phụ có thể bị đau ở chỗ tiêm. Một số trường hợp, người mẹ có thể buồn nôn, đau cơ, sốt và mệt mỏi sau tiêm.
2. Tham khảo về bác sĩ nhi khoa trước khi sinh
Đừng chờ đợi tới khi sinh xong mới tham khảo các bệnh viện (hay phòng khám) nhi khoa. Lúc đó, bạn sẽ quá mệt vì không biết phải đưa con đi khám ở đâu, nếu bé có vấn đề về sức khỏe ngay sau sinh.
Đây là lý do vì sao bạn nên tham khảo các bệnh viện (phòng khám) nhi từ trong giai đoạn mang thai. Có thể tìm kiếm thông tin về bệnh viện nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Đừng ăn cho hai người
Quan niệm ăn cho hai người khi mang thai là hoàn toàn sai lầm. Nó sẽ khiến người mẹ tăng cân quá nhanh và nhiều, gây hại cho cả mẹ và con. Ví dụ, mẹ tăng cân nhanh làm tăng nguy cơ phát triển tiền sản giật. Tình trạng này thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, người mẹ chỉ cần ăn thêm 300 kalo mỗi ngày. Tức là có thể tăng thêm 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày nhưng nhớ là ăn uống đa dạng và hợp lý.
4. Lưu ý về trầm cảm
Nếu bạn bị trầm cảm khi mang thai thì bạn không phải là duy nhất. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ, có tới gần 40% phụ nữ bị trầm cảm tùy mức độ. Nhiều người trong số đó phải dùng thuốc để ổn định cảm xúc.
Nếu bạn cảm thấy mất kiểm soát khi mang thai, điều quan trọng là bạn cần đi khám. Bạn không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngọc Huê
- Tính toán lượng nước mỗi ngày (09:07:00 20/12/2012)
- Riboflavin trong dinh dưỡng bà bầu (08:37:00 19/12/2012)
- Thiamin trong dinh dưỡng bà bầu (08:49:00 18/12/2012)
- Đồng trong dinh dưỡng bà bầu (09:49:00 16/12/2012)
- Tiêm phòng cúm khi mang bầu (08:28:00 14/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |