- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lóng ngóng khi mang thai
Khi mang thai, nhiều chị em thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như trôi đi đâu mất. Càng sắp tới ngày ‘nhảy ổ’, bạn càng có cảm giác mình lóng ngóng, vụng về: đi lại khó khăn, dễ bị ngã, hay làm rơi vỡ đồ, chưa kể lúc nhớ - lúc quên... Yên tâm là, cuối cùng, mọi việc sẽ lại bình thường sau khi bạn sinh con.
Nguyên nhân lóng ngóng, vụng về
Những thay đổi thể chất làm bạn khó khăn hơn trong sinh hoạt:
- Bụng bầu ngày một to ra.
- Khả năng cân bằng giảm hẳn bởi cơ thể đang phù nề.
- Ngón tay, ngón chân và các khớp khác nởi lỏng do thay đổi hormone khi mang thai. Bạn có thể thấy tay hay bị tê, yếu khi phải làm gì đó.
Nguy cơ hại tới thai nếu bị ngã
Nếu bạn chỉ trượt ngã thông thường thì bào thai vẫn sẽ được bảo vệ bởi khung xương chậu của mẹ và dịch ối nổi đầy quanh bào thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị ngã thì đừng chủ quan mà nên đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mẹ vẫn tốt và em bé không bị tác động xấu nào.
Cách để hạn chế lóng ngóng khi mang bầu
Khi mang bầu, bạn nên cẩn trọng trong đi lại, sinh hoạt. Tránh những chỗ ướt, trơn trên lối đi bộ của bạn. Nếu hay bị trơn trượt dù đi trên bề mặt tốt, có thể là do giày dép của bạn đã cũ mòn và bị giảm ma sát.
Tránh những tình huống mà bạn có nguy cơ mất cân bằng như đi xe đạp, xe máy, leo trèo hoặc đi lại ở chỗ nguy hiểm. Tránh xa những môn thể thao có thể làm bạn ngã như quần vợt hay cưỡi ngựa.
Đừng lo vì sự lóng ngóng của bạn chỉ là tạm thời. Nếu sinh xong mà bạn vẫn thấy mình vụng về thì có thể là do bạn đang quá mệt vì chăm con mọn.
Lóng ngóng có thể cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng
Phần lớn các trường hợp lóng ngóng khi mang thai là bình thường, do thay đổi ở thể chất người mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có kèm các triệu chứng sau thì nên đi khám sớm:
- Đột ngột sưng ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Đau đầu, mắt mờ, nôn.
- Đau bụng trên.
Những triệu chứng kể trên có thể cảnh báo tiền sản giật (nếu đi kèm dấu hiệu cao huyết áp thì càng cần phải cẩn thận).
Những vấn đề về tai, chẳng hạn đau (nhiễm trùng tai) cũng có thể làm bạn mất thăng bằng. Bị cúm có thể làm bạn bị đau nhức đầu, giảm sự nhanh nhẹn, khéo léo thường ngày.
Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay có thể gây đau, tê ngón tay cũng làm bạn vụng về hơn.
Ngọc Huê
- Tìm hiểu hội chứng Patau (07:16:00 04/04/2012)
- Rạng rỡ váy hoa và kẻ sọc (09:14:00 03/04/2012)
- Hiểu về cơn co bóp Braxton Hicks (11:32:00 01/04/2012)
- Đôi điều cần biết về tiền sản giật (07:50:00 30/03/2012)
- Lo lắng về chọc dò ối (09:10:00 29/03/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |