- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ngứa da khi mang thai
Khi mang thai, bạn thường cảm thấy ngứa nhiều và điều đó cũng bình thường.
‘Nguyên nhân nào khiến tôi bị ngứa khi mang thai?’
Làn da bị kéo giãn cũng là một nguyên nhân gây ngứa. Bạn có thể nhận thấy ngứa nhất là trên bụng và ngực. Các nội tiết tố thay đổi cũng góp phần gây ngứa. Bạn có thể bị tấy đỏ và ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Điều này được cho là bởi sự gia tăng hormone estrogen. Thông thường, ngứa sẽ hết sau khi bạn sinh nở.
Ngứa cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện da thông thường khác, bao gồm eczema. Eczema có thể xuất hiện lần đầu khi mang thai hoặc nếu bạn đã từng bị eczema thì nó tồi tệ (hoặc là thuyên giảm) khi bạn có thai. Eczema gây ngứa trong các nếp gấp của da, chẳng hạn ở bên dưới đầu gối hay khuỷu tay. Các bệnh khác gây ngứa là ghẻ và nấm men. Ghẻ là một kích ứng gây ngứa da do một loại ve cực nhỏ ẩn náu trên da.
Tốt nhất bạn nên đu khám khi bị ngứa, nhất là khi bạn chỉ ngứa ở một chỗ hoặc nổi ban kèm ngứa.
’Làm sao để dịu ngứa da?’
Thử cắt giảm:
- Tắm nước nóng.
- Dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh hoặc nước hoa.
Hai điều trên làm cho làn da của bạn khô hoặc bị kích thích và do đó dễ bị ngứa. Thử sử dụng xà phòng giữ ẩm nhẹ (hoặc có pH cân bằng) để làm sạch da. Nên dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm không chứa mùi mạnh. Đối với chứng eczema, nên dùng kem hoặc thuốc bôi da chống chàm. Bạn có thể dùng lotion calamine vào những chỗ bị ngứa hoặc khi tắm, nên dùng sản phẩm chứa bột yến mạch.
Đấy là những biện pháp giảm ngứa truyền thống và không thể khẳng định 100% hiệu quả. Tuy nhiên, chúng là an toàn để bạn sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, bạn cần cố gắng không được để cơ thể nóng quá. Nhiệt độ cao làm ngứa nặng hơn; do đó, nên mặc đồ bông mềm, rộng trong mùa đông và cởi bớt trang phục khi vào trong nhà. Trong bất kỳ trường hợp nào, cơ thể mẹ nóng quá cũng không tốt cho em bé.
‘Tôi bị ngứa kèm ban nổi trên bụng. Có sao không?’
Bạn có thể đang đối mặt với một tình trạng gọi là polymorphic eruption of pregnancy (PEP) – triệu chứng ngứa, nổi ban trên bụng bầu nhưng thường là vô hại. Dấu hiệu này phổ biến trong 3 tháng cuối cùng. PEP có liên quan nhiều đến làn da bị kéo căng ở bụng bầu. Nó có khả năng ảnh hưởng đến bạn, nếu bạn:
- Mang thai lần đầu tiên.
- Mang song thai hay đa thai.
- Tăng cân nhiều.
PEP thường bắt đầu với một phát ban ngứa ngáy trên bụng, sau đó lan xuống bắp đùi, đặc biệt là ngứa ở những vết rạn da. Ở vùng da ngứa, có thể xuất hiện các cục u nhỏ màu đỏ và các khu vực bị viêm da. Một số phương pháp điều trị khác nhau cho PEP, bao gồm các loại kem steroid, moisturisers và thuốc kháng histamine. Tốt nhất, nên đi khám để xem bác sĩ quyết định bạn dùng loại thuốc gì.
‘Ngứa có thể làm hại con tôi không?’
Ngứa da của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên hiếm khi, ngứa ngáy nghiêm trọng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là một dấu hiệu của một vấn đề gan (gọi là ứ mật sản khoa). Nếu bị, bạn sẽ ngứa mạnh trên khắp cơ thể. Một số triệu chứng khác, gồm:
- Ngứa kèm phát ban.
- Ngứa thường nặng hơn vào ban đêm.
- Ngứa mạnh ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Nước tiểu đậm màu và phân nhạt màu.
Bạn nên đi khám nếu ngứa nặng. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các nguyên nhân, trước khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan. Nguyên nhân chính xác gây ứ mật sản khoa đôi khi không rõ ràng và nó thường khỏi hẳn sau sinh. Bạn có thể được bác sĩ cho thuốc hay kem bôi giúp giảm ngứa.
Triệu chứng này cũng có thể cảnh báo sinh non. Vì thế, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận.
Ngọc Huê
- Nguyên nhân thai lưu từ người mẹ (10:11:00 30/12/2011)
- Hiểu về viên bổ sung khi mang thai (09:23:00 29/12/2011)
- Thai phụ tránh ăn gan động vật (08:57:00 28/12/2011)
- Bà bầu xinh tươi với áo len (08:54:00 27/12/2011)
- 4 thắc mắc về sức khỏe thai kỳ (13:41:00 25/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |