Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Hiểu về viên bổ sung khi mang thai
09:03:10 29/12/2011
Nhiều người tin là không cần phải bổ sung vitamin trong thai kỳ nếu duy trì chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên là có một số chất dinh dưỡng mà ngay cả một chế độ ăn uống tốt nhất cũng không cung cấp đủ.
“Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống ‘hoàn hảo’ khi mang thai thì vẫn có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt hay axit folic” - Bridget Swinney (một chuyên gia sức khỏe sinh sản) cho biết. Đối với một số phụ nữ bị nghén, chỉ ăn được một số nhóm thức ăn thì bổ sung vitamin là cách hữu hiệu nhất, đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và đủ chất.
“Nhiều người mẹ có ít hoặc không có sắt dự trữ trong xương tủy” - Roy Pitkin (một giáo sư sản phụ khoa) cho biết. Một khi sắt bị thiếu thì sẽ dẫn tới thiếu máu. Đặc biệt, sắt rất cần thiết trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bào thai đã lớn.
Một chất khác mà phụ nữ mang thai dễ thiếu, ngay cả khi ăn uống đầy đủ là axit folic. Axit folic cần thiết trong sự phân chia tế bào, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiếu não. Người mẹ nên hỏi bác sĩ để bắt đầu bổ sung axit folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Đó là lý do tại sao các chuyên gia y tế khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên dùng vitamin tổng hợp hàng ngày có chứa ít nhất 400 microgram axit folic vì không phải lúc nào bạn cũng có kế hoạch mang thai cụ thể.
Dùng vitamin tổng hợp theo chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi mang thai là cách tốt nhất để cơ thể mẹ chuẩn bị nuôi dưỡng bé, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, những ông bố tương lai cũng nên có sức khỏe và dinh dưỡng tốt vì chất lượng tinh trùng cũng phụ thuộc vào dinh dưỡng.
Tính an toàn của vitamin bổ sung cho bà bầu
Nhìn chung, các loại vitamin bổ sung cho bà bầu rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng theo chỉ dẫn, không nên lạm dụng để tránh bị thừa vitamin.
Vitamin bổ sung có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn… cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể chuyển dang dùng vitamin dạng lỏng hay dạng nhai để thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bạn hàng ngày như rau xanh, hoa quả…
Đừng ỷ vào vitamin bổ sung mà lười ăn
Bổ sung vitamin mỗi sáng không thể thay thế cho chế độ ăn uống cân bằng được. Vitamin bổ sung không chứa protein hoặc nhiều chất dinh dưỡng mẹ và bé cần trong thời gian này. Có hàng trăm chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm mà không phải là vitamin. Vitamin bổ sung cũng không chứa nhiều canxi như hàm lượng canxi có trong sữa hay sữa chua.
“Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống ‘hoàn hảo’ khi mang thai thì vẫn có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt hay axit folic” - Bridget Swinney (một chuyên gia sức khỏe sinh sản) cho biết. Đối với một số phụ nữ bị nghén, chỉ ăn được một số nhóm thức ăn thì bổ sung vitamin là cách hữu hiệu nhất, đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và đủ chất.
Người mẹ cần nhiều sắt hơn trong thời kỳ mang thai vì lượng máu để nuôi dưỡng bào thai sẽ tăng lên. Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) của bạn. Nếu chế độ ăn uống của bạn không bao gồm đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, cơ thể bạn sẽ phải dùng đến lượng sắt được dữ trữ trong xương tủy người mẹ và cơ thể mẹ sẽ thiếu sắt để cung cấp cho chính mình và cho con.
“Nhiều người mẹ có ít hoặc không có sắt dự trữ trong xương tủy” - Roy Pitkin (một giáo sư sản phụ khoa) cho biết. Một khi sắt bị thiếu thì sẽ dẫn tới thiếu máu. Đặc biệt, sắt rất cần thiết trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bào thai đã lớn.
Một chất khác mà phụ nữ mang thai dễ thiếu, ngay cả khi ăn uống đầy đủ là axit folic. Axit folic cần thiết trong sự phân chia tế bào, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiếu não. Người mẹ nên hỏi bác sĩ để bắt đầu bổ sung axit folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Đó là lý do tại sao các chuyên gia y tế khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên dùng vitamin tổng hợp hàng ngày có chứa ít nhất 400 microgram axit folic vì không phải lúc nào bạn cũng có kế hoạch mang thai cụ thể.
Dùng vitamin tổng hợp theo chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi mang thai là cách tốt nhất để cơ thể mẹ chuẩn bị nuôi dưỡng bé, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, những ông bố tương lai cũng nên có sức khỏe và dinh dưỡng tốt vì chất lượng tinh trùng cũng phụ thuộc vào dinh dưỡng.
Tính an toàn của vitamin bổ sung cho bà bầu
Nhìn chung, các loại vitamin bổ sung cho bà bầu rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng theo chỉ dẫn, không nên lạm dụng để tránh bị thừa vitamin.
Vitamin bổ sung có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn… cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể chuyển dang dùng vitamin dạng lỏng hay dạng nhai để thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bạn hàng ngày như rau xanh, hoa quả…
Đừng ỷ vào vitamin bổ sung mà lười ăn
Bổ sung vitamin mỗi sáng không thể thay thế cho chế độ ăn uống cân bằng được. Vitamin bổ sung không chứa protein hoặc nhiều chất dinh dưỡng mẹ và bé cần trong thời gian này. Có hàng trăm chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm mà không phải là vitamin. Vitamin bổ sung cũng không chứa nhiều canxi như hàm lượng canxi có trong sữa hay sữa chua.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Thai phụ tránh ăn gan động vật (08:57:00 28/12/2011)
- Bà bầu xinh tươi với áo len (08:54:00 27/12/2011)
- 4 thắc mắc về sức khỏe thai kỳ (13:41:00 25/12/2011)
- Bà bầu tránh ăn pâté (08:01:00 23/12/2011)
- 8 gợi ý hết đau lưng (08:18:00 22/12/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Hiểu về viên bổ sung khi mang thai
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo