- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 thắc mắc về sức khỏe thai kỳ
Một thai phụ hỏi: ‘Tôi đang mang thai tuần thứ 34. Tôi có cảm giác gần đây, âm đạo của mình bị phù nề (sưng và như bị trữ nước). Tại sao lại thế?’.
Madeformums giải đáp:
Nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt với dấu hiệu này. Sự thay đổi ở nội tiết tố khiến các tĩnh mạch và cơ bị giãn ra, máu lưu thông trở nên chậm và gây tĩnh mạch phình ở âm đạo. Ngoài ra, âm đạo có cảm giác phù nề là do áp lực từ trọng lượng bào thai. Đứng trong thời gian dài cũng làm nặng thêm triệu chứng này. Do đó, nên di chuyển chút ít để máu được lưu thông tốt.
Nhiều nơi có bán gel làm mát, giúp làm dịu và giảm đau vùng kín sau sinh nhưng cũng có thể hữu ích cho bạn ở giai đoạn này. Tuy nhiên, điều này cũng không thật sự cần thiết vì sưng phù âm đạo thường không gây nguy hiểm, trừ khi nó đi kèm với những triệu chứng khác.
2. ‘Tôi đang mang thai tuần thứ 29 và đã tham gia một lớp học tiền sản. Ở đó, nhiều mẹ cùng tuổi thai với tôi nhưng bụng bầu của họ lại to hơn tôi. Tôi có cần phải lo không?’
Nhiều phụ nữ mang thai thường thích so sánh bụng bầu và lo ngại khi bụng mình bé. Kích thước to – nhỏ của bụng bầu phụ thuộc vào nhiều thứ: ngôi thai, chiều cao của mẹ, đơn thai hay đa thai, bạn sinh con lần đầu hay lần hai...
Đem bụng bầu so với những người mẹ khác không phải việc cần lo. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra thai khỏe mạnh, an toàn không và đó là điều quan trọng hơn cả.
3. ‘Một người bạn của tôi phải xoay thai ngoài vì em bé mang ngôi mông. Xoay thai ngoài là gì?’
Xoay thai ngoài (ECV) là thủ thuật được bác sĩ chuyên môn dùng tay xoay bên ngoài bụng bầu để biến một bé ngôi mông thành ngôi thuận. Nó thường được tiến hành vào tuần thứ 37.
Bác sĩ sẽ kiểm tra thai nhi bằng siêu âm, còn người mẹ sẽ được cung cấp thuốc làm giãn tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ ép và xoay nhẹ tay lên bụng bầu. Điều này có thể gây chút khó chịu nhưng không làm hại đến mẹ hay bé. Không phải mọi trường hợp xoay thai ngoài đều thành công nhưng nhiều mẹ vẫn muốn thử.
4. ‘Tôi mang thai ở tuần 34 và bác sĩ nói tôi có quá nhiều nước ối. Thế là sao?’
Dư ối (đa ối) còn gọi là polyhydramnios, xảy ra ít hơn 1% trường hợp thai nghén. Dư ối có thể làm bụng bầu to hơn dự kiến và khiến bác sĩ khó cảm nhận thấy em bé. Những người mẹ bị đa ối phàn nàn rằng, họ cảm thấy nặng nề, da trên bụng căng và sáng bóng và họ dễ bị thở hổn hển khi hoạt động. Lý do này bao gồm bệnh tiểu đường, nhiễm trùng trong thời gian mang thai hoặc đôi khi có vấn đề cho bào thai, chẳng hạn bé không thể nuốt nước ối và đi tiểu như bình thường...
Bác sĩ sẽ đo lượng nước ối cho bạn để xem nó có ở trong ngưỡng bình thường không. Đôi khi, không có lý do rõ ràng gây đa ối nhưng yên tâm là nhiều trường hợp, người mẹ vẫn sinh con khỏe.
Ngọc Huê
- Bà bầu tránh ăn pâté (08:01:00 23/12/2011)
- 8 gợi ý hết đau lưng (08:18:00 22/12/2011)
- Hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ và bé (09:50:00 21/12/2011)
- An toàn du lịch cho bà bầu (07:58:00 21/12/2011)
- Áo khoác dạ cho bà bầu (07:43:00 20/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |