Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Giảm sợ hãi khi sinh nở
16:39:10 11/07/2010
Người mẹ nào cũng lo sợ về cơn đau khi sinh con và những bất trắc trong quá trình chuyển dạ. Xét dưới góc độ khoa học, ‘cuộc vượt cạn’ không khủng khiếp như bạn tưởng.
Dưới đây là cách lý giải 5 nỗi sợ hãi phổ biến của người mẹ, từ Babycaredaily:
1. Sợ không nhận biết được cơn chuyển dạ
Đừng sợ, có nhiều dấu hiệu khác nhau cho biết bạn chuyển dạ sớm, gồm: đau lưng dưới, các cơn co Braxton Hick mạnh hơn. Nếu bạn nghi ngờ chuyển dạ, bạn cần nhập viện nhanh chóng. Cho dù đó là phán đoán sai thì vẫn tốt hơn là bạn chủ quan với sức khỏe của mình.
Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối sớm trước khi cơn chuyển dạ thật sự bắt đầu. Với nhiều thai phụ, vỡ ối xảy ra đồng thời với quá trình chuyển dạ. Cho dù vỡ ối sớm thì dòng nước ối cũng không thể tuôn xối xả (như những cảnh bạn thấy trên phim) mà thường chậm lại do đầu của bé di chuyển và chắn ở lối ra của tử cung.
3. Sợ đau
Thực sự, chuyển dạ là quá trình rất đau và mệt mỏi nhưng không đến mức không chịu nổi. Có những mẹo bạn có thể áp dụng để đối phó với cơn đau như kỹ thuật hít thở (hít vào – thở ra) và các cách giảm đau tự nhiên. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
4. Sợ đi tiêu không tự chủ khi chuyển dạ
Đây là khả năng có thể xảy đến nhưng trong quá trình chuyển dạ, đảm bảo đó là chuyện không có gì đáng xấu hổ. Lúc đó, bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn và nó còn được xem như một dấu hiệu tích cực vì chứng tỏ, bé đang đi ra đúng hướng – tất cả tiến triển tốt.
5. Sợ phải mổ lấy thai
Tỷ lệ sinh mổ đang tăng lên và nó là phương pháp sinh nở mà nhiều người mẹ được chỉ định. Bạn không cần lo lắng về điều này (cơn đau hay những ảnh hưởng không tốt đến bé). Nếu bạn được chỉ định mổ lấy thai thì đó là điều cần thiết. Bạn cũng sẽ được biết lý do tại sao cần mổ gấp khi đang trong cơn chuyển dạ. Lý do thường gặp khi phải mổ khẩn cấp là cổ tử cung không giãn đủ, ngôi thai bất thường, thai nặng cân…
Lưu ý: Một trong những cách giúp bạn trấn an là trao đổi với bác sĩ những gì bạn băn khoăn về cơn chuyển dạ trước đó. Một kế hoạch sinh con chi tiết giúp bạn bớt lo lắng. Ngoài ra, tham khảo tài liệu về quá trình mang thai, tham gia các lớp học tiền sản cũng giúp ích cho bạn, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Có kiến thức sẽ giúp bạn “đánh bại” nỗi sợ hãi.
>> Những lo lắng thái quá của bà bầu
Dưới đây là cách lý giải 5 nỗi sợ hãi phổ biến của người mẹ, từ Babycaredaily:
1. Sợ không nhận biết được cơn chuyển dạ
Đừng sợ, có nhiều dấu hiệu khác nhau cho biết bạn chuyển dạ sớm, gồm: đau lưng dưới, các cơn co Braxton Hick mạnh hơn. Nếu bạn nghi ngờ chuyển dạ, bạn cần nhập viện nhanh chóng. Cho dù đó là phán đoán sai thì vẫn tốt hơn là bạn chủ quan với sức khỏe của mình.
2. Sợ vỡ ối sớm
Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối sớm trước khi cơn chuyển dạ thật sự bắt đầu. Với nhiều thai phụ, vỡ ối xảy ra đồng thời với quá trình chuyển dạ. Cho dù vỡ ối sớm thì dòng nước ối cũng không thể tuôn xối xả (như những cảnh bạn thấy trên phim) mà thường chậm lại do đầu của bé di chuyển và chắn ở lối ra của tử cung.
3. Sợ đau
Thực sự, chuyển dạ là quá trình rất đau và mệt mỏi nhưng không đến mức không chịu nổi. Có những mẹo bạn có thể áp dụng để đối phó với cơn đau như kỹ thuật hít thở (hít vào – thở ra) và các cách giảm đau tự nhiên. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
4. Sợ đi tiêu không tự chủ khi chuyển dạ
Đây là khả năng có thể xảy đến nhưng trong quá trình chuyển dạ, đảm bảo đó là chuyện không có gì đáng xấu hổ. Lúc đó, bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn và nó còn được xem như một dấu hiệu tích cực vì chứng tỏ, bé đang đi ra đúng hướng – tất cả tiến triển tốt.
5. Sợ phải mổ lấy thai
Tỷ lệ sinh mổ đang tăng lên và nó là phương pháp sinh nở mà nhiều người mẹ được chỉ định. Bạn không cần lo lắng về điều này (cơn đau hay những ảnh hưởng không tốt đến bé). Nếu bạn được chỉ định mổ lấy thai thì đó là điều cần thiết. Bạn cũng sẽ được biết lý do tại sao cần mổ gấp khi đang trong cơn chuyển dạ. Lý do thường gặp khi phải mổ khẩn cấp là cổ tử cung không giãn đủ, ngôi thai bất thường, thai nặng cân…
Lưu ý: Một trong những cách giúp bạn trấn an là trao đổi với bác sĩ những gì bạn băn khoăn về cơn chuyển dạ trước đó. Một kế hoạch sinh con chi tiết giúp bạn bớt lo lắng. Ngoài ra, tham khảo tài liệu về quá trình mang thai, tham gia các lớp học tiền sản cũng giúp ích cho bạn, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Có kiến thức sẽ giúp bạn “đánh bại” nỗi sợ hãi.
>> Những lo lắng thái quá của bà bầu
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Dấu hiệu, khắc phục trầm cảm thai kỳ (07:42:00 09/07/2010)
- 4 nguyên nhân chóng mặt (07:54:00 08/07/2010)
- Nấm âm đạo khi mang bầu (07:58:00 07/07/2010)
- Đau bụng trong thai kỳ (08:49:00 06/07/2010)
- 4 lý do bụng bầu nhỏ không đáng lo (08:40:00 06/07/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Giảm sợ hãi khi sinh nở
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo