- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đau bụng trong thai kỳ
Rất nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ rằng, họ từng bị đau bụng trong thời kỳ mang thai. Điều này là bình thường, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Cơn đau, đôi khi được mô tả như kiểu đau co thắt lúc kinh nguyệt.
Tuy nhiên, đau bụng dai dẳng có thể là vấn đề nghiêm trọng. Nếu bị đau bụng dưới, bạn cần đi khám ngay. Thông thường, đau bụng dưới kèm những cơn co thắt là dấu hiệu cảnh báo bạn mới có thai. Nhưng nếu đau bụng dưới kèm những triệu chứng khác thì bạn cần tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ.
Đau bụng có thể cảnh báo thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp trứng thụ tinh nằm ngoài bên ngoài tử cung. Tình trạng này dễ dàng được điều trị nếu phát hiện sớm. Nếu mang thai ngoài tử cung, ngoài triệu chứng đau co thắt vùng bụng, có thể xuất hiện kèm các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, nổi ban, điển hình là đau vai, đau lưng dưới, chóng mặt… Nếu không được thăm khám sớm, nó sẽ dẫn tới những nguy hiểm, như vỡ ống dẫn trứng.
Một số yếu tố phổ biến gây đau bụng thai kỳ:
- Tử cung giãn ra, gây áp lực lên bụng, gây đau bụng.
- Hệ tiêu hóa chậm hơn bởi các hormone trong thai kỳ và đau bụng, có thể do đầy hơi.
- Đau bụng có thể do táo bón, ăn quá nhiều, dẫn tới không tiêu.
Nếu cơn đau bụng nặng, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Để ngăn ngừa và khắc phục đau bụng, có vài gợi ý dành cho bạn như sau:
- Để giảm đau, hãy chườm ấm lên bụng (không được quá nóng).
- Không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn.
- Hệ tiêu hóa kém hơn do thay đổi hormone trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên chú trọng ăn uống. Đầy hơi, khó tiêu làm cơn đau bụng mạnh hơn. Uống đủ nước và ăn chất xơ để hạn chế táo bón.
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm giảm đau bụng. Mặc dù chuyện đó không gây hại cho người mẹ nhưng nó làm gia tăng cơn co thắt, gây đau bụng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động đúng cách giúp bạn dễ tiêu hóa, thoải mái.
Lưu ý: Đau bụng được coi là bình thường và an toàn trong thai kỳ. Nhưng nếu nó đi kèm những triệu chứng khác thì cần đi khám, không được chậm trễ.
Ngọc Huê (Theo Tenderbabycare)
- 4 lý do bụng bầu nhỏ không đáng lo (08:40:00 06/07/2010)
- Nôn nao khi bổ sung vitamin (18:33:00 03/07/2010)
- Hiểu về hCG (08:31:00 02/07/2010)
- Nguyên nhân làm thai phụ mất ngủ (08:51:00 01/07/2010)
- Đọc sách cho bụng bầu (08:06:00 30/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |