- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dấu hiệu, khắc phục trầm cảm thai kỳ
Nghiên cứu gần đây cho thấy, trầm cảm khi mang thai cũng phổ biến như trầm cảm sau sinh.
Mang thai là giai đoạn mà cuộc sống của bạn có nhiều xáo trộn. Do đó, cũng có nhiều khó khăn bạn phải đối mặt, như thay đổi cảm xúc hay thể chất. Mặc dù tâm trạng không ổn định khi mang thai là bình thường nhưng nếu các triệu chứng buồn chán kéo dài (hoặc nếu bạn bị bất cứ triệu chứng sau đây), bạn cần nói chuyện với bác sĩ:
- Không có khả năng tập trung.
- Cảm giác khó chịu hoặc lo âu. Buồn và khóc quá mức. Cảm giác như bị ép buộc làm gì đó; chẳng hạn, thường xuyên rửa tay hay làm sạch những đồ vật trong nhà.
- Thiếu quan tâm tới bất cứ điều gì.
- Vấn đề về giấc ngủ: muốn ngủ liên tục hoặc khó ngủ. Tương tự với chuyện ăn, ăn rất nhiều hoặc là không có cảm giác thèm ăn.
- Cảm giác bị cô lập và không muốn chia sẻ với những người khác.
- Hoạt động uể oải.
- Cảm giác tội lỗi hoặc hoảng sợ, bi quan. Nếu suy nghĩ về tự tử, bạn phải nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.
- Hội chứng sợ những chỗ đông người (Agoraphobia): Khó khăn để rời khỏi nhà hoặc rất sợ hãi ở nơi đông người.
Nguyên nhân
Rất khó để biết nguyên nhân chính xác gây trầm cảm khi mang thai. Cũng như không có cách nào dự đoán thai phụ nào sẽ bị trầm cảm, thai phụ nào thì không. Có một số yếu tố được quy là nguyên nhân trầm cảm như sau:
- Có thay đổi lớn, như chuyển nhà (hoặc công việc mới) nhưng sự thay đổi này không thuận lợi, khiến stress gia tăng.
- Khó khăn tài chính cũng gây lo lắng cho người mẹ.
- Nếu bạn đã bị trầm cảm (hoặc có tiền sử gia đình mắc trầm cảm), bạn có nhiều nguy cơ phải đối mặt với nó khi mang thai.
- Việc mang thai gặp khó khăn (nghén nhiều, dị tật thai…) càng dễ khiến thai phụ bị trầm cảm.
- Trải qua nỗi đau mất người thân.
- Phụ nữ có thai lần đầu thường căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Nếu mất một thời gian dài mới thụ thai thành công (hoặc đã từng sẩy thai) thì lo lắng càng nhân lên gấp bội.
- Bị cô lập: điều quan trọng để luôn vui khỏe khi mang thai là bạn được chia sẻ từ bạn bè và gia đình xung quanh vì bạn sẽ trải qua một loạt các thay đổi về thể chất và tình cảm. Nếu không có hỗ trợ này, nó có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập, góp phần hướng tới trầm cảm.
Mối liên quan giữa trầm cảm thai kỳ và trầm cảm sau sinh
Không có liên kết trực tiếp giữa trầm cảm thai kỳ và trầm cảm sau sinh. Cảm thấy chán nản khi mang thai không có nghĩa là những cảm xúc này sẽ tiếp tục khi bạn có con.
Khắc phục
Nếu nghi ngờ mắc trầm cảm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được chẩn đoán và được tư vấn. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống trầm cảm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạn.
Ăn uống lành mạnh và thể dục nhẹ nhàng giúp bạn khỏe mạnh tinh thần khi mang thai.
Bạn bè, người thân có thể giúp đỡ bạn. Điều này thường nói dễ hơn làm. Bởi vì, khi đang chán nản, có khi bạn muốn tách mình ra khỏi thế giới. Nếu thấy khó khăn khi chia sẻ với người thân, bạn có thể trò chuyện với những người mẹ khác - một số người có thể cảm thấy giống như bạn. Tham gia một lớp yoga khi mang thai và các lớp học tiền sản là cách tuyệt vời để gặp gỡ mọi người.
Quan trọng nhất, bạn cần tránh cảm thấy tội lỗi, chán nản. Càng đi khám sớm thì càng tốt vì được chẩn đoán sớm giúp phục hồi sớm.
Ngọc Huê (Theo Babycaredaily)
- 4 nguyên nhân chóng mặt (07:54:00 08/07/2010)
- Nấm âm đạo khi mang bầu (07:58:00 07/07/2010)
- Đau bụng trong thai kỳ (08:49:00 06/07/2010)
- 4 lý do bụng bầu nhỏ không đáng lo (08:40:00 06/07/2010)
- Nôn nao khi bổ sung vitamin (18:33:00 03/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |