- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chứng listeriosis khi mang bầu
Listeriosis là tình trạng nhiễm khuẩn từ thức ăn, đất và phân động vật. Trong đó, ngộ độc thức ăn (ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây ngộ độc) là nguyên nhân phổ biến của bệnh.
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm bệnh nhất. Các chuyên gia cho rằng, vì thay đổi khả năng hấp thu và hệ miễn dịch yếu đi khi mang bầu khiến thai phụ dễ bị nhiễm khuẩn hơn cả.
Triệu chứng
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn tương tự khi bị cảm nhẹ, bao gồm: thân nhiệt tăng, cảm giác nóng – lạnh thay đổi nhanh, đau lưng và đau cơ.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
Thậm chí, thai phụ không biết bản thân bị nhiễm bệnh cho đến khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Nhóm thực phẩm có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như sau:
- Sữa hỏng, sữa chưa qua tiệt trùng.
- Một số loại phômai mềm, nhiễm khuẩn.
- Thịt chưa chín kỹ, thức ăn còn tái.
- Rau, củ chưa được rửa sạch, gồm cả rau sống và món salad.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Bác sĩ có thể phát hiện bệnh qua việc xét nghiệm máu cho thai phụ nhưng quá trình này dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai. Siêu âm thai cũng là một cách phát hiện sự thay đổi bất thường của thai nhi.
Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào bé trong quá trình chuyển dạ do chúng cư trú ở âm đạo người mẹ. Trường hợp này, bé sơ sinh khá khỏe mạnh nhưng sau đó, dễ mắc nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi hoặc vàng da.
Điều trị
Nếu xuất hiện những triệu chứng giống như bị cảm nhẹ, bạn cần đi khám. Bác sĩ sẽ giúp thai phụ tìm nguyên nhân và cách điều trị bệnh.
Cách phòng tránh
Ngoài việc cẩn thận với những loại thức phẩm không an toàn kể trên, thai phụ cần lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh đôi tay thật sạch trước và sau khi ăn.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi dùng.
- Bảo quản đồ ăn trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Cọ rửa dụng cụ chế biến và đun nấu thức ăn.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- Tuần 5-7 của thai kỳ (08:18:00 29/12/2009)
- Thủ thuật rạch tầng sinh môn (08:07:00 28/12/2009)
- Chuyển động đầu tiên của bé (08:37:00 25/12/2009)
- Thực phẩm có thể hại cho bà bầu (08:44:00 24/12/2009)
- Đau đầu trong thai kỳ (08:08:00 23/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |