- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 chất bổ sung cho bà bầu
Sắt và axit folic khó có thể đủ cho dù thai phụ ăn uống tốt; trong khi đó, canxi và omega 3 - DHA lại dễ dàng bổ sung qua thực phẩm.
Hai chất khó có thể bổ sung qua thực phẩm
Nếu chỉ thông qua thực phẩm thì không đủ nguồn sắt hay axit folic… cho thai phụ. Do đó, thai phụ cần uống bổ sung sắt và axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1. Axit folic
Các bác sĩ khuyên thai phụ nên uống axit folic theo liều, với khoảng 400mcg mỗi ngày, bắt đầu ít nhất khoảng 1 tháng trước khi có ý định mang bầu. Ít nhất 600mcg axit folic/ngày ngay khi bạn biết mình có bầu. Nghiên cứu chứng minh, nếu bổ sung axit folic đúng cách, tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở bé sẽ giảm đáng kể (lên tới 70%).
Nhiều loại vitamin tổng hợp dành cho thai phụ chứa 600-1000mcg axit folic/viên. Nếu bạn không dùng vitamin tổng hợp, có thể uống riêng axit folic. Nếu bạn đã có tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh, liều dùng axit folic có thể cao hơn, uống ít nhất trước một tháng khi bạn chuẩn bị có con. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng lượng axit folic dành riêng cho bạn.
2. Sắt
Phần lớn thai phụ không thể nạp đủ sắt qua thức ăn vì khi đó, nhu cầu sắt là quá ít so với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, do cơ thể mẹ cần sản xuất thêm nhiều hồng cầu để vận chuyển máu vào bào thai, nên khả năng bị thiếu sắt là rất lớn. Uống sắt bổ sung là cách tốt nhất để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Lượng sắt được chỉ định cho bà bầu là khoảng 27mg/ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, nhiều loại vitamin tổng hợp dành cho bà bầu chứa khoảng 27-60 mg sắt/viên. Lưu ý là không nên để viên sắt gần với các bé vì chúng có thể khiến các bé bị ngộ độc thuốc.
Nhiều phụ nữ cần lượng sắt cao hơn thế trong thai kỳ. Sau khi khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể liều lượng sắt cần bổ sung dành cho từng thai phụ. Nhóm thai phụ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt có thể dùng 60-120mg sắt/ngày. Nếu phụ nữ chưa mang thai nhưng đã bị thiếu máu, bác sĩ có thể cho họ uống sắt bổ sung liều thấp ngay từ khi chưa mang thai.
Những chất có thể bổ sung qua thực phẩm
3. Canxi
Nhiều loại vitamin dành cho thai phụ có chứa 100-200mg canxi/viên nhưng cũng có loại không chứa canxi. Do đó, thai phụ cần uống bổ sung canxi riêng biệt. Lượng canxi bà bầu cần mỗi ngày là khoảng 1000mg, tương tự với nhu cầu canxi của cơ thể khi chưa mang bầu. Thậm chí, nhu cầu canxi của phụ nữ ở tuổi 18 là 1.300 mg/ngày, cao hơn so với bà bầu.
Thai phụ có thể tăng cường canxi qua thực phẩm; chẳng hạn, một cốc sữa + 1 hộp sữa chua, mỗi loại chứa khoảng 300-350mg canxi. Nếu bạn không chịu nổi sữa thì mới cần dùng viên bổ sung canxi. Nhiều viên nhai bổ sung canxi có mùi vị khá dễ chịu, không khiến thai phụ có cảm giác buồn nôn.
4. Axit béo omega 3 và DHA
Hầu như các loại vitamin tổng hợp dành cho thai phụ đều không chứa omega 3 và DHA – chất quan trọng giúp bộ não, hệ thần kinh và thị giác của bé phát triển. Lượng DHA cần bổ sung cho thai phụ là khoảng 300 mg/ngày, tương đương 2 phần cá hồi mỗi tuần.
Một số câu hỏi khi uống sắt, axit folic…
- “Phải làm sao nếu tôi lỡ uống hai phần sắt (axit folic…) trong một ngày?”: Bạn không cần quá lo lắng. Chỉ một ngày lỡ uống gấp đôi lượng sắt (axit folic…) thì không thể gây hại cho thai. Nhưng nếu lặp lại hành động này thường xuyên thì có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì thế, nếu phải uống bổ sung thứ gì, bạn nên uống vào một giờ cố định, tránh tình trạng nhầm lẫn. Nếu bác sĩ chỉ định bạn phải uống gấp đôi lượng sắt (axit folic) thì nên chia làm 2 đợt uống trong ngày.
- “Tôi phải làm gì nếu uống sắt (axit folic) bị táo bón hay nôn…?”: Bổ sung sắt có thể dẫn tới táo bón, buồn nôn và hiếm hơn là tiêu chảy. Nếu bạn gặp phải những rắc rối này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn không bị thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng viên bổ sung sắt liều thấp. Hoặc bạn có thể uống bổ sung sắt sau bữa ăn một khoảng thời gian vì khi đó, cảm giác buồn nôn sẽ giảm đáng kể.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- Lưu ý dùng thuốc chữa nhiễm trùng đường tiểu (08:21:00 31/12/2009)
- Chứng listeriosis khi mang bầu (10:37:00 30/12/2009)
- Tuần 5-7 của thai kỳ (08:18:00 29/12/2009)
- Thủ thuật rạch tầng sinh môn (08:07:00 28/12/2009)
- Chuyển động đầu tiên của bé (08:37:00 25/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |