- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đau đầu trong thai kỳ
Đau đầu là dấu hiệu rất phổ biến với thai phụ, đặc biệt là trong quý I và quý III của thai kỳ.
- Trong quý I, hàm lượng hormone gia tăng, kèm theo sự tăng trưởng của khối lượng máu trong cơ thể. Cơn đau đầu dễ dàng xuất hiện cùng với stress, cảm giác mệt mỏi, ngại vận động.
- Trong quý III, đau đầu dễ tái phát, đi kèm với cảm giác kiệt sức, nặng nề vì trọng lượng của bụng bầu. Một số ít trường hợp, đau đầu còn là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng điển hình khác là tăng huyết áp).
Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu trong suốt thai kỳ là lượng đường trong máu thấp và mất nước. Nếu thai phụ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt thì cơn đau đầu cũng giảm. Ngoài ra, tiêu thụ một lượng caffein cũng khiến bà bầu dễ mất ngủ, gây đau đầu.
Nhiều phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu thì thấy cơn đau nhẹ (hoặc nặng) hơn khi mang bầu. Dù tình trạng bệnh tốt lên hay xấu đi, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử đau nửa đầu của mình.
Cách phòng ngừa và điều trị
- Phương pháp tốt nhất để giảm cơn đau là nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Khi mang thai, cơ thể phải hoạt động gấp đôi công suất (cho cả mẹ và bé); vì thế, cơ thể cần được nghỉ và nạp thêm “nhiên liệu” thường xuyên. Luyện tập hợp lý (có thể tham khảo bài tập dành cho bà bầu từ bác sĩ) cũng là cách giữ sức khỏe tốt.
- Cần tránh tuyệt đối việc dùng thuốc chữa đau đầu; thay vào đó, bạn có thể chọn những cách giảm đau không cần thuốc. Aspirin và ibuprofen là hai loại thuốc bị cấm chỉ định cho bà bầu trong khi acetaminophen có thể được bác sĩ cho phép sử dụng.
- Phương pháp giảm đau đầu tự nhiên: đắp một chiếc gạc ấm, bao phủ khắp mắt, trán và mũi; một chiếc gạc mát ở sau gáy có tác dụng giảm căng đau ở đầu. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, nhờ người thân massage cổ và bả vai. Nghỉ ngơi trong căn phòng tối, yên tĩnh cũng rất hiệu quả.
Dấu hiệu nên đi khám
Nếu những biện pháp giảm đau được gợi ý ở trên không hiệu quả, bạn cần đi khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu chứng đau đầu có dấu hiệu nghiêm trọng (liên tục) hoặc khác thường như căng, đau nhói…
Cần đi khám ngay nếu đau đầu xuất hiện kèm với triệu chứng đột nhiên tăng cân, phù ở chân và mặt, đau ở bụng trên bên phải và thay đổi thị giác.
Ngọc Huê (Theo Pregnancyetc)
- Ra máu trong thai kỳ (08:02:00 22/12/2009)
- Những thứ cần mua trong quý I (08:00:00 22/12/2009)
- Dấu hiệu sức khỏe đặc trưng ở bà bầu (15:03:00 20/12/2009)
- Tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi (15:00:00 20/12/2009)
- Hiểu thêm về siêu âm (08:01:00 18/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |