- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chuyển động đầu tiên của bé
Một số người mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của bé trong bụng từ khá sớm, tuần 13-16 của thai kỳ. Chuyển động này được nhiều thai phụ mô tả như một cú đẩy nhanh hoặc một con chim vẫy cánh.
Khá khó khăn để phân biệt cảm giác sôi “ùng ục” trong bụng mẹ với chuyển động của bé. Vì thế, nhiều người mẹ cảm thấy thai máy sớm nhưng thực ra đó là sự nhầm lẫn. Nếu mang thai lần đầu, có khi đến tuần 18-20, bạn vẫn chưa cảm nhận được chuyển động nào của con. Nên nhớ, các bà bầu cảm nhận thai máy lần đầu không giống nhau. Hầu hết những cử động đầu tiên của bé đều diễn ra trong tuần 13-25 của thai kỳ.
Nguyên nhân
Khi lớn lên, các chi (chân, tay) của bé hoàn thiện và dần linh hoạt. Khi đó, bé bắt đầu “tập thể dục” trong bụng mẹ với những chuyển động mà mẹ dễ dàng cảm nhận được như cú đá, cuộn tròn và đẩy. Cử động của bé có khi là cách phản ứng với âm thanh và cảm xúc của mẹ.
Ngoài ra, nếu phải chịu đựng một vị trí gò bó, bé bắt đầu biết vặn vẹo. Những loại thức ăn mà mẹ nạp vào có thể khiến bé cử động nhiều hơn.
Tần suất cử động ở bé
Nhiều người mẹ thích ghi lại những chuyển động của bé mỗi ngày. Đó cũng là cách để kiểm tra sức khỏe cho con. Đến quý III, bé chuyển động thường xuyên hơn, sôi nổi và thành lịch gần như cố định. Tuy nhiên, sau tuần 32, hoạt động trên có phần ì ạch do bé đã lớn và bị hạn chế trong ngôi nhà tử cung chật hẹp.
Bắt đầu ở tuần 28, thật có lợi nếu bạn bắt đầu đếm cử động của con. Phương pháp này giúp bạn nhận biết những vấn đề tiềm ẩn cho sức khỏe mẹ và bé. Hãy lập một biểu đồ theo dõi bé hàng ngày. Khi thực hiện đếm, bạn hãy chọn thời điểm cố định trong một ngày, nằm nghiêng về bên trái và đếm thời gian khi bé được 10 chuyển động.
Ngọc Huê (Theo Americanpregnancy)
- Thực phẩm có thể hại cho bà bầu (08:44:00 24/12/2009)
- Đau đầu trong thai kỳ (08:08:00 23/12/2009)
- Ra máu trong thai kỳ (08:02:00 22/12/2009)
- Những thứ cần mua trong quý I (08:00:00 22/12/2009)
- Dấu hiệu sức khỏe đặc trưng ở bà bầu (15:03:00 20/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |