- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dấu hiệu sức khỏe đặc trưng ở bà bầu
Đau bụng, tiểu rắt, phù ở chân… có thể là bình thường nhưng cũng có khi là nguy hiểm.
Ra máu
Ra máu trong thai kỳ có nhiều cấp độ, từ nhẹ, có những giọt màu đỏ nâu tới nặng, ra máu ồ ạt.
Dấu hiệu ra máu không cần quá lo: Ra máu có thể là tình trạng bình thường, không liên quan đến yếu tố sức khỏe. Đầu thai kỳ, ra máu là triệu chứng khá phổ biến, kết quả khi trứng được thụ tinh định cư trong tử cung. Một số thai phụ thấy bị ra máu nhẹ sau khi “yêu”. Nguyên nhân là do cổ tử cung mềm hơn, kèm với gia tăng mạch máu nên khi quan hệ vợ chồng, nó gây ra máu.
- Một số thai phụ thấy ra máu nhẹ cũng ở đầu thai kỳ nhưng là do sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, cần lưu ý vì nguyên nhân gây ra máu có thể liên quan tới chứng polyps tử cung hoặc nhiễm khuẩn vùng kín.
Dấu hiệu ra máu cần lưu ý: Hãy đi khám nếu bạn bị ra máu sau tuần 12-16 của thai kỳ. Ra máu sau tuần 28 có thể là dấu hiệu của nhau thai bám thấp, bao phủ quanh cổ tử cung. Tình trạng này liên quan đến chuyển dạ sớm, sinh con nhẹ cân.
- Ra máu có nguyên nhân từ nhau thai bị đứt thường đi kèm đau bụng hoặc đau lưng.
Ngứa
Ngứa là dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai, do nhiều nguyên nhân.
Dấu hiệu không cần lo lắng: Ngứa xuất hiện ở bụng bầu, trên những vết rạn da do thai nhi ngày một phát triển. Cuối thai kỳ, do ảnh hưởng của hormone, nhiều người mẹ như “phát điên” lên vì ngứa.
- Từ tháng thứ 4-5 trở đi, thau phụ có thể mắc phải chứng ngứa sần với những nốt đỏ trên người, giống như côn trùng cắn. Nếu cơn ngứa làm bạn khó chịu, hãy đi khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc và cả kem bôi da an toàn cho bạn.
Dấu hiệu cần lo lắng: Ngứa nặng trong quý II & quý III có thể liên quan đến tình trạng tiết mật ở gan. Trục trặc ở gan ảnh hưởng đến 2% thai phụ và nó gây nên chứng ngứa nghiêm trọng. Hãy đi khám ngay khi bạn bị ngứa quá nặng. Khi ấy, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra gan cho mẹ, cũng như siêu âm khám sức khỏe của bé. Thai phụ có thể được chỉ định uống thuốc tăng cường chức năng gan.
Phù ở chân
Dấu hiệu không cần lo lắng: Phù là triệu chứng bình thường ở bà bầu do thay đổi hormone, khiến cơ thể mẹ trữ nước nhiều hơn để cung cấp cho các cơ quan.
Luôn cử động chân là cách giúp chất lỏng không bị ứ ở đó. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng uống đủ nước là cách tốt để giảm tình trạng trữ nước trong cơ thể; bởi vì, cơ thể càng thiếu nước thì nó càng giữ nước nhiều hơn. Ngoài ra, tập luyện như đi bộ cũng là cách chống phù.
Dấu hiệu cần lo lắng: Đột nhiên bị phù nặng, nhất là ở tay và mặt có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Khi đó, tiền sản giật sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Người mẹ cần đi khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu triệu chứng phù là bình thường, người mẹ vẫn sinh hoạt như mọi ngày. Nếu tiền sản giật bùng nổ, thai phụ có thể bị mổ đẻ sớm.
Tiểu rắt
Dấu hiệu không cần lo lắng: Thời gian đầu mang thai, khối lượng máu tăng lên đồng nghĩa với việc cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn. Cuối thai kỳ, do áp lực của thai nhi lên bàng quang nên tiểu rắt cũng xuất hiện.
Dấu hiệu cần lo lắng: Tiểu rắt nhiều hơn bình thường, đi kèm với mệt mỏi, hay bị khát có thể là triệu chứng của tiểu đường. Đó cũng có thể là một hình thức nhẹ của tiểu đường, xuất hiện trong quý II-III khi cơ thể không sản xuất đủ insulin (hormone kiểm soát lượng đường trong máu) so với nhu cầu của thai phụ.
- Nhóm thai phụ thừa cân, gia đình có tiền sử tiểu đường, có tiền sử thai chết lưu hoặc đã từng sinh bé nặng cân cần lưu ý. Cần đi thử lượng glucose trong nước tiểu, áp dụng cách ăn uống ít carbonhydrate và đồ ngọt để lượng đường không tăng cao.
Đau bụng
Dấu hiệu không cần lo lắng: Do sự căng cơ bụng để “ôm trọn” bé nên những cơn đau bụng nhẹ là điều khó tránh. Hơn nữa, hệ tiêu hóa ở bà bầu không được tốt cũng là yếu tố gây đau bụng.
- Đau bụng có thể là do hệ quả của ợ hơi (xì hơi) – dấu hiệu hơi khó chịu nhưng thường không nguy hiểm. Ăn ít, chia làm nhiều bữa, tránh thức ăn béo, giàu gia vị sẽ tránh được hiện tượng này.
Dấu hiệu cần lo lắng: Cơn đau nhói, xuất hiện bên phải, phía bụng trên, chếch về hướng xương sườn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
- Đau bụng nặng, đi kèm với ra máu và thay đổi dịch tiết âm đạo có thể do sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Thai phụ cần đi khám ngay khi có dấu hiệu trên.
- Trong quý I, đau căng bụng có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng như ra máu, cơn đau nặng hơn khi vận động, đau ở vai thì khả năng thai ngoài tử cung càng rõ.
Ngọc Huê (Theo Askamum)
- Tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi (15:00:00 20/12/2009)
- Hiểu thêm về siêu âm (08:01:00 18/12/2009)
- Lưu ý giữ sức khỏe mùa đông (08:00:00 17/12/2009)
- 0-4 tuần đầu tiên của thai kỳ (07:46:00 17/12/2009)
- Bị tiểu đường trước khi mang bầu (08:03:00 16/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |