- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thích uống nước lạnh ở tháng thứ 6
Một thai phụ hỏi: ‘Mang bầu ở tháng thứ sáu nhưng tôi rất thích uống nước, nhất là nước lạnh. Thỉnh thoảng, tôi thấy cơ thể hơi nặng nề, có phải do uống nhiều nước thì sẽ bị phù nặng không? Một người bạn có kinh nghiệm của tôi khuyên rằng, uống nhiều nước không có lợi cho thai nhi, thậm chí còn gây hại cho bé. Không biết thông tin trên có chính xác không’.
Tham khảo câu trả lời từ Drspock:
Thật khó để xác định việc uống nhiều nước của bạn ở mức độ nào. Uống trên 2l nước hoặc gấp vài lần thế. Nhìn chung, nước lọc rất có lợi cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nếu bạn uống trên 4l nước thì có vài rắc rối mà bạn cần lưu ý như sau:
- Một số trường hợp, khát nước nặng và phải uống một lượng lớn nước mới đã khát là dấu hiệu của chứng tiểu đường. Nếu bạn phải uống nước liên tục do không chịu nổi cơn khát, bạn cần đi khám sớm.
- Nước lọc (dù tốt đến mấy) cũng không thể thay thế cho những thức ăn giàu vitamin và chất dinh dưỡng trong thực đơn của thai phụ. Bạn cần ăn uống cân bằng (nhất là uống vừa phải để còn có chỗ cho dạ dày chứa thực phẩm). Khi theo dõi biểu đồ tăng cân trong thai kỳ, nếu chỉ chú trọng đến uống nước thì bạn không thể tăng cân tốt, dù cân nặng có vẻ nhỉnh hơn một chút khi bạn uống no nước nhưng chỉ ngay sau đó, khi bạn đi tiểu, trọng lượng cơ thể sẽ có chiều hướng sụt giảm đáng kể.
- Thích uống nước cũng có thể là dấu hiệu của chứng nghén đồ ăn lạ khi mang thai. Khi đó, bạn thường thèm những thứ không phải thực phẩm như đá lạnh, nước lạnh, vải vụn hay đất sạch… Nếu bạn vô cùng thèm và chỉ thèm nước lạnh thì có khả năng, bạn đang phải đối mặt với chứng nghén lạ này.
Điều nguy hiểm nhất là khi đó, người mẹ dễ bị thiếu dinh dưỡng do dung nạp quá nhiều món không phải thức ăn thay vì những món giàu chất như bình thường. Ngoài ra, chứng nghén đồ ăn lạ cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt chất sắt nên bạn cần đi khám sớm vì bây giờ, bạn đã bước sang tháng thứ 6 (thường nghén chỉ xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu tiên).
- Cuối cùng, không có thứ gì quá nhiều mà có lợi. Nước lạnh không tốt cho phụ nữ mang thai vì nó làm tăng khả năng bị viêm họng, đau họng, lạnh bụng, đau bụng… Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi cân bằng chế độ dinh dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngọc Huê
- Muốn uống trà xanh trong thai kỳ (09:02:00 08/12/2009)
- Đo huyết áp trong thai kỳ (08:11:00 07/12/2009)
- Dấu hiệu vỡ ối (07:00:00 07/12/2009)
- Nhau thai bám mặt trước (08:17:00 04/12/2009)
- Giảm đau tự nhiên khi chuyển dạ (08:10:00 03/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |