- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Văcxin cần thiết trước và trong thai kỳ
Trước khi có ý định mang thai, bạn có thể tiêm phòng rubella hay thủy đậu. Trong thai kỳ, bạn có thể được tiêm phòng uốn ván và cúm.
Văcxin cần thiết trước thai kỳ
1. Tiêm phòng Rubella: Rubella còn gọi là sởi Đức, với triệu chứng điển hình là nổi ban, gây nhiều nguy hiểm cho bà bầu. Đến 85% số bé có mẹ mắc Rubella trong quý I của thai kỳ bị dị tật nghiêm trọng như giảm nhận thức, kém thính giác.
2. Tiêm phòng thủy đậu: Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
Những hình thức tiêm phòng an toàn trong thai kỳ
1. Tiêm phòng cúm: Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh.
Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.
2. Tiêm phòng uốn ván: Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
Lưu ý khi phản ứng với văcxin
Dấu hiệu bị phản ứng với văcxin là khá hiếm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tránh cho bạn dùng loại văcxin nếu bạn bị dị ứng với các chất chứa trong nó.
Ngọc Huê (Theo Parents)
- Giảm khó chịu ở đôi chân khi mang bầu (08:13:00 09/11/2009)
- Sản phụ lười vận động với nguy cơ bế sản dịch (16:13:00 06/11/2009)
- Lo lắng vì bị ngã trong thai kỳ (08:40:00 06/11/2009)
- 7 cách lãng mạn để báo 'tin vui' (08:00:00 06/11/2009)
- Giảm stress trong thai kỳ (09:33:00 05/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |