- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Giảm khó chịu ở đôi chân khi mang bầu
Phù và chuột rút ở chân là hai dấu hiệu rất phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng này thường biến mất sau khi bạn sinh bé.
Phù bàn chân
Bàn chân bị sưng phù đến mức bạn không thể sử dụng những đôi dép, đôi giày như trước. Lúc này, việc chọn một đôi giày mới, giúp bạn không bị ngã, thoải mái khi di chuyển có ý nghĩa quan trọng. Có thể mua những đôi đế bằng, cao 1-2cm, thích hợp khi bạn đi làm và cả lúc đi chơi. Ngoài ra, bạn cần tìm thêm một đôi giày thể thao để đi bộ. Những mẹo sau giúp bạn chọn được một đôi giày như ý:
- Mua sắm vào cuối ngày: Đôi chân có xu hướng phù nặng hơn sau một ngày hoạt động.
- Đảm bảo đôi giày đó là phù hợp trước khi trả tiền.
- Chọn giày có mũi vuông hoặc tròn, tránh giày mũi nhọn.
- Nếu chọn boot, cần tìm đôi rộng rãi ở phần bắp chân vì bắp chân cũng sẽ bị phù. Bạn cũng nên chọn boot có khóa kéo một bên, sẽ dễ dàng khi sử dụng hơn đôi không có khóa kéo.
- Thay đế giày: Đế giày mòn, khiến việc giữ thăng bằng kém đi và dễ làm bạn bị ngã.
Phù ở chân
- Thực hiện bài thể dục nâng chân lên cao 10cm, khi nằm ngửa, giúp máu lưu thông dễ đến tim và phổi.
- Ngủ nghiêng về một bên, không nên nằm ngửa: Khi ấy, máu sẽ tuần hoàn tốt tới nửa dưới cơ thể.
- Uống đủ nước lọc: Thiếu nước sẽ khiến chứng phù trầm trọng hơn.
- Massage mắt cá chân: Ngồi xuống với một bàn chân kê lên đầu gối của chân còn lại. Massage mắt cá chân phải trong vòng 10 phút rồi chuyển sang mắt cá chân trái.
- Chườm mát ở mắt cá chân: Khoảng 1h một lần, bạn thử dùng túi chườm mát, chườm mắt cá chân.
Chuột rút
Nhiều phụ nữ không thoát khỏi cơn đau do chuột rút khi mang thai. Triệu chứng điển hình là sự co cơ, phổ biến ở bắp chân. Một số nghiên cứu cho biết, chuột rút có nguyên nhân từ thiếu hụt canxi, kali và thừa photpho (nhiều trường hợp được cải thiện sau khi tăng cường uống sữa hoặc bổ sung canxi theo chỉ dẫn). Các cơn chuột rút thường xảy đến vào ban đêm, khi bắp chân và bàn chân đã mệt sau một ngày hoạt động.
Bạn có thể ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đi bộ 15-20 phút vào buổi tối, giúp tăng tuần hoàn máu; tránh đứng hoặc ngồi ở cùng một vị trí trong thời gian dài; ăn nhiều muối sẽ khiến nước bị chất đống ở chân, khiến đôi chân nặng nề hơn.
Nếu cơn đau xuất hiện vào ban ngày, bạn thử duỗi thẳng bắp chân, dùng một chai nước ấm lăn qua lăn lại bắp chân hoặc dùng bàn tay, khẽ gập các đầu ngón chân về phía ống chân. Sau đó, đi lại một chút.
Nếu cơn đau xuất hiện vào ban đêm, bạn sẽ khó để rời khỏi giường, bạn hãy từ từ duỗi nhẹ chân, giữ bàn chân đau bằng cả hai tay rồi dùng ngón tay cái, ấn nhẹ nhàng vào các đầu ngón chân, uốn cong đầu ngón chân về phía ống chân.
Ngọc Huê (Theo Parents)
- Sản phụ lười vận động với nguy cơ bế sản dịch (16:13:00 06/11/2009)
- Lo lắng vì bị ngã trong thai kỳ (08:40:00 06/11/2009)
- 7 cách lãng mạn để báo 'tin vui' (08:00:00 06/11/2009)
- Giảm stress trong thai kỳ (09:33:00 05/11/2009)
- Kinh nghiệm nhận biết cơn chuyển dạ (08:02:00 04/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |