- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nhận biết chuyển dạ sớm
Chuyển dạ sớm xuất hiện khi các cơn co tử cung ngày một dồn dập, đi kèm với cổ tử cung mở trước tuần 37 của thai kỳ.
Nhiều bé chào đời trong tuần thứ 34 đến tuần thứ 37 của thai kỳ với sức khỏe tốt, không cần can thiệp của thuốc. Tuy nhiên, nếu chào đời trước tuần thứ 34, bé cần sự hỗ trợ của bác sĩ để có thể sống sót, như thở trong lồng kính.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm, không phải cơn chuyển dạ sẽ đến ngay. Có thể bác sĩ sẽ tìm cách trì hoãn cơn chuyển dạ thật trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Nguyên nhân
Có rất nhiều lý do khiến thai phụ chuyển dạ sớm: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm, trục trặc ở nhau thai, cổ tử cung yếu, các bệnh mãn tính, tử cung quá lớn do thừa ối, song thai (đa thai)… Nhóm người mẹ dùng chất gây nghiện như cocaine cũng dễ bị chuyển dạ sớm.
Khói thuốc lá cũng là yếu tố thúc đẩy cơn chuyển dạ sớm. Ngoài ra, nhiều trường hợp chuyển dạ sớm vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Dấu hiệu
Triệu chứng chuyển dạ sớm tương tự với cơn chuyển dạ thông thường. Nếu bạn xuất hiện những cơn co tử cung với tần suất và mức độ ngày một tăng trước tuần 37, có thể bạn phải đối mặt với chuyển dạ sớm.
Các dấu hiệu khác bao gồm: đau lưng dưới liên tục; đột nhiên có dòng chất lỏng thoát ra từ vùng kín, có thể bị vỡ ối; ra máu và áp lực lên khung xương chậu. Nếu phải đối mặt với những triệu chứng trên, bạn cần nhập viện sớm.
Ngăn ngừa
Thai phụ cần đi khám thai theo định kỳ, không nên bỏ qua một lần khám thai nào dù bạn cảm thấy khỏe mạnh. Bạn cũng nên ăn uống cân bằng, đủ chất và dùng vitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong thai kỳ. Học cách thư giãn, xả stress ngay khi bạn có thể. Tuyệt đối không hút thuốc, dùng chất gây nghiện hay tự ý dùng thuốc. Nếu bác sĩ đưa ra giới hạn hoạt động cho bạn, bạn cần tuân thủ tốt.
Ngọc Huê (Theo Livestrong)
- Lưu ý về cân nặng trong thai kỳ (09:19:00 12/11/2009)
- Những dấu hiệu sức khỏe không nên lơ là (08:18:00 11/11/2009)
- 10 thực phẩm có lợi cho thai phụ (08:00:00 11/11/2009)
- Văcxin cần thiết trước và trong thai kỳ (09:15:00 10/11/2009)
- Giảm khó chịu ở đôi chân khi mang bầu (08:13:00 09/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |