- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý về cân nặng trong thai kỳ
Trọng lượng người mẹ đóng vai trò quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh; bởi vì, sự tăng cân của mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Tất nhiên, bạn cần đảm bảo có trọng lượng lý tưởng lúc trước mang bầu và trong quá trình mang thai, sự tăng cân của mẹ cũng cần được duy trì ở mức phù hợp. Một số người mẹ tăng cân quá nhiều, còn một số khác, tăng cân quá ít.
Khi mẹ tăng cân nhanh
Bạn cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải trong suốt thai kỳ. Bé sẽ nhận được những chất dinh dưỡng có lợi mẹ dung nạp vào cơ thể hàng ngày.
Cân nặng của bạn có sự dao động theo từng giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cân nặng quá bấp bênh hoặc đột ngột thay đổi bất thường, nó có thể tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe mà bạn cần đi khám.
Những dấu hiệu dưới đây cho thấy sự tăng cân là bất thường:
- Tăng quá 1,5kg mỗi tuần trong suốt quý II.
- Tăng quá 1kg trong bất kỳ một tuần nào của quý III.
- Không tăng cân trong hai tuần liên tiếp, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ.
- Tăng cân ngoài kiểm soát, dù bạn đã thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cân bằng và hợp lý.
Nếu cân nặng dao động bất thường, bạn cần đi khám sớm. Tránh bị ám ảnh bởi cân nặng của bạn mỗi ngày. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, bạn sẽ sớm có mức cân nặng hợp lý.
Trọng lượng của thai nhi
Trọng lượng của bé có liên quan đến những trục trặc về sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bẩm sinh và khi đã trưởng thành. Có rất nhiều yếu tố quyết định trọng lượng của bé sơ sinh nhưng cân nặng của mẹ vẫn đóng vai trò lớn
Bé sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5kg được coi là nhẹ cân. Bé nhẹ cân, sinh non (chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ) dễ bị chậm phát triển, mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch. Nhóm bé này cũng dễ bị suy giảm khả năng học tập về sau. Ngoài ra, bé sinh non, nhẹ cân còn dễ bị mắc bệnh về hen suyễn, nhiễm trùng tai
Nhóm bé sơ sinh nặng cân (trên 4-4,5kg) cũng tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe. Thai nặng cân mang đến khó khăn cho cả mẹ và con trong quá trình chuyển dạ, rối loạn lượng đường trong máu. Bé sơ sinh thừa cân cũng có thể tiếp tục bị thừa cân, khi đã lớn lên.
Ngọc Huê (Theo Everything)
- Những dấu hiệu sức khỏe không nên lơ là (08:18:00 11/11/2009)
- 10 thực phẩm có lợi cho thai phụ (08:00:00 11/11/2009)
- Văcxin cần thiết trước và trong thai kỳ (09:15:00 10/11/2009)
- Giảm khó chịu ở đôi chân khi mang bầu (08:13:00 09/11/2009)
- Sản phụ lười vận động với nguy cơ bế sản dịch (16:13:00 06/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |