- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Phân biệt trầm cảm và lo lắng quá mức
Mệt mỏi, khó ngủ là những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Nhưng khi chúng luôn đi kèm cảm giác chán nản, mất hy vọng (thậm chí không muốn sống nữa) thì có khả năng, thai phụ đang đối mặt với chứng trầm cảm.
Dấu hiệu trầm cảm
Nếu không thể kiểm soát được suy nghĩ tiêu cực hoặc có hành động hủy hoại bản thân, thai phụ cần đi khám sớm. Ngoài ra, nếu thai phụ có ba (hoặc nhiều hơn ba triệu chứng) dưới đây, kéo dài khoảng hai tuần (hoặc hơn), cũng cần đi khám:
- Cảm giác không có điều gì vui vẻ hoặc thích thú.
- Luôn thấy thất vọng, buồn bã, trống rỗng trong cả ngày, từ ngày này qua ngày khác.
- Rất khó tập trung.
- Cực kỳ dễ cáu gắt, tâm trạng bối rối hoặc khóc liên tục.
- Khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều.
- Không bao giờ hết mệt mỏi.
- Thèm ăn suốt ngày hoặc ngược lại, thờ ơ với đồ ăn.
- Cảm giác bản thân vô giá trị, cuộc sống không có ý nghĩa.
Dấu hiệu lo lắng quá mức
Nếu luôn bị lo lắng quá mức (hoặc căng thẳng cả ngày), thai phụ cần đi khám. Những triệu chứng dưới đây cho thấy thai phụ đang quá lo lắng:
- Sự hoảng loạn: Nhịp tim nhanh, gan bàn tay đổ mồ hôi, suy nhược, choáng váng, khó thở.
- Luôn lo lắng có điều không hay với sức khỏe bản thân và thai nhi; thường xuyên tưởng tượng có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy đến.
Cách phòng trầm cảm hoặc lo lắng quá mức
- Đơn giản hóa vấn đề: Tránh nghĩ rằng bạn có thể làm mọi việc như trước lúc mang thai. Thay vì tối mặt với công việc và cơm nước, lau nhà, bạn cần dành thêm nhiều thời gian thư giãn. Đọc một cuốn sách hay, ăn một bữa sáng ngoài hàng hoặc đi dạo bộ ở nơi thoáng đãng rất có lợi cho tinh thần.
- Kết nối với chồng: Đảm bảo bạn luôn có thời gian tâm tình cùng chồng và nuôi dưỡng tình cảm vợ chồng. Hãy nghỉ ngơi và “buôn chuyện” ngay khi bạn có thể.
- Hãy nói ra: Tất cả những sợ hãi, nếu được cột chặt trong lòng chỉ làm bạn “suy yếu”; vì thế, hãy tạo thói quen tâm sự với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
- Kiểm soát stress: Luyện tập, ngủ đủ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh là những cách đánh bật phiền muộn. Những bài Yoga dành riêng cho thai phụ được xem là “liều thuốc” xoa dịu lo lắng. Nếu được hướng dẫn bởi người có chuyên môn, Yoga còn giúp thai phụ bớt căng thẳng và hạn chế cơn đau khi chuyển dạ.
Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày cũng có tác dụng nạp năng lượng cho cơ thể, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Quan niệm 'cổ' về sức khỏe bà bầu (08:00:00 23/10/2009)
- Cân nhắc trước khi sinh mổ (08:32:00 22/10/2009)
- 5 thực phẩm hữu ích cho bà bầu (08:00:00 22/10/2009)
- Dịch tiết âm đạo khi chuyển dạ (08:37:00 21/10/2009)
- Gối ngủ dành cho bà bầu (08:13:00 20/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |