Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Sự phát triển 5 giác quan

07:40:10 25/10/2009

Tuần thứ 13-15, vị giác bắt đầu hình thành trong khi thị giác phát triển chậm, phải đến tuần 33, bé mới nhìn được vật mờ.

1. Xúc giác

Tuần thứ 8 của thai kỳ, phôi thai đã rất nhạy cảm nếu được chạm vào. Tiếp đến là cằm và vùng kín (tuần thứ 10), lòng bàn tay (tuần thứ 11), lòng bàn chân (tuần thứ 12). Đến tuần thứ 17, bụng và mông xuất hiện phản ứng nếu được chạm vào. Tuần thứ 32, hầu như toàn bộ cơ thể bé đã có phản ứng với nóng, lạnh, áp lực và cơn đau.

Ảnh: JupiterImages.

2. Vị giác

Tuần 13-15 của thai kỳ, vị giác của bé bắt đầu hình thành. Thông qua nước ối, bé cảm nhận được mùi vị của hành, tỏi, cari hoặc các mùi vị nặng khác mà mẹ đã ăn. Nghiên cứu chứng minh, nếu nước ối có vị ngọt, bé sẽ tích cực nuốt nước ối; ngược lại, nước ối có vị đắng hoặc chua thì quá trình nuốt nước ối sẽ giảm.

Đến quý III, bé nuốt trung bình 1l nước ối mỗi ngày. Khi chào đời, vị giác ở bé đã tương đối hoàn thiện.

3. Khứu giác

Tuần thứ 11-15 của thai kỳ, mũi của bé dần hình thành. Các chuyên gia tin rằng, nước ối bao quanh thai nhi sẽ xâm nhập vào miệng và cả khoang mũi, giúp mũi cảm nhận được mùi.

4. Thính giác

Tử cung của mẹ không phải là ngôi nhà tĩnh lặng đối với bé. Nó gồm cả tiếng “ùng ục” từ chuyển động dạ dày và ruột của mẹ; giọng nói của mẹ và những âm thanh bên ngoài; tiếng nhịp nhàng của các mạch máu từ cơ thể mẹ vận chuyển vào bào thai.

Tai của bé bắt đầu hình thành ở tuần thứ 8 và hoàn thiện vào tuần thứ 24. Tuy nhiên, khoảng tuần thứ 18, các xương ở tai trong và dây thần kinh từ não tới tai phát triển đủ để bé nghe được tiếng tim đập của mẹ.

Tuần thứ 25, bé bắt đầu nghe được giọng nói của mẹ, cả giọng nói của bố và phân biệt được hai giọng nói trên ở tuần thứ 27. Thay đổi chuyển động là cách để bé phản ứng với âm thanh. Nhiều người mẹ nhận thấy một cú đá đột ngột của bé khi có tiếng động mạnh từ bên ngoài. Ngoài ra, nhịp tim của bé cũng dường như chậm hơn khi được mẹ trò chuyện, chứng tỏ bé không chỉ nghe và nhận được giọng nói của mẹ mà bé còn bộc lộ tâm trạng thoải mái với giọng nói ấy.

5. Thị giác

Thị giác là giác quan hoàn thiện sau cùng. Mí mắt của bé dường như luôn khép chặt lại, chờ võng mạc hoàn chỉnh. Khoảng tuần thứ 26, bé bắt đầu biết mở mắt ra.

Tử cung của mẹ không phải ngôi nhà hoàn toàn tối tăm với bé. Tuần thứ 18 (lúc mắt còn nhắm) nhưng võng mạc bé đã có phản ứng với ánh nắng mặt trời hoặc vùng sáng mạnh quét qua bụng bầu. Đến tuần thứ 33, đồng tử trong mắt phát triển đủ để cho bé nhìn vật mờ. Đến tuần thứ 37, nếu có luồng sáng mạnh tiếp xúc với bụng bầu, bé xuất hiện phản ứng là tim đập nhanh và quay đầu.

Ngọc Huê (Theo Parents)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo