Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Cơ thể mẹ trước ngày bé ra đời
14:56:10 10/06/2009
Các bác sĩ cho rằng, một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 280 ngày; tuy nhiên, sự chênh lệch giữa ngày sinh theo dự kiến và ngày sinh thật là điều khá bình thường.
Sắp đến ngày sinh thật, bạn có thể nhận được những tín hiệu cảnh báo như sau:
1. Dễ thở hơn
Vì lúc này, thai đã đi xuống nên áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn.
Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Bạn cảm thấy áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.
Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn; đồng thời, đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.
2. Thay đổi cảm giác thèm ăn
Thông thường, càng đến sát ngày sinh, mức độ thèm ăn của bạn càng giảm. Thay vì lo lắng về điều này, bạn nên sử dụng những món ăn khiến bạn ngon miệng mà vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng.
3. Giảm cân
Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn.
4. Bụng bầu hạ thấp xuống
Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.
5. Tiểu rắt và đi tiêu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy.
6. Đau phía sau lưng
Ngay sau khi thai hạ thấp xuống, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu phía lưng, nguyên nhân là do các cơ vùng lưng dưới đột nhiên bị căng.
7. Thay đổi số lần thai máy
Có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.
8. Những cơn chuyển dạ giả
Sau tuần thứ 30 của thai kỳ, nhiều thai phụ bắt đầu xuất hiện những cơn chuyển dạ giả hoặc cũng có khi, cơn chuyển dạ giả xuất hiện vài tuần trước ngày sinh thật.
Nếu những cơn co có tần suất dồn dập hơn, khoảng 15-20 phút xuất hiện một lần; thậm chí, 3-4 phút một lần thì nhiều khả năng, bạn đang đối mặt với cơn chuyển dạ thật.
Sắp đến ngày sinh thật, bạn có thể nhận được những tín hiệu cảnh báo như sau:
1. Dễ thở hơn
Vì lúc này, thai đã đi xuống nên áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn.
Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất. Bạn cảm thấy áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.
Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn; đồng thời, đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.
2. Thay đổi cảm giác thèm ăn
Thông thường, càng đến sát ngày sinh, mức độ thèm ăn của bạn càng giảm. Thay vì lo lắng về điều này, bạn nên sử dụng những món ăn khiến bạn ngon miệng mà vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng.
3. Giảm cân
Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn.
4. Bụng bầu hạ thấp xuống
Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.
5. Tiểu rắt và đi tiêu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy.
6. Đau phía sau lưng
Ngay sau khi thai hạ thấp xuống, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu phía lưng, nguyên nhân là do các cơ vùng lưng dưới đột nhiên bị căng.
7. Thay đổi số lần thai máy
Có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.
8. Những cơn chuyển dạ giả
Sau tuần thứ 30 của thai kỳ, nhiều thai phụ bắt đầu xuất hiện những cơn chuyển dạ giả hoặc cũng có khi, cơn chuyển dạ giả xuất hiện vài tuần trước ngày sinh thật.
Nếu những cơn co có tần suất dồn dập hơn, khoảng 15-20 phút xuất hiện một lần; thậm chí, 3-4 phút một lần thì nhiều khả năng, bạn đang đối mặt với cơn chuyển dạ thật.
Ngọc Huê (Theo Womenspassion)
Tin liên quan
- 6 dấu hiệu nên đi khám sớm (08:12:00 09/06/2009)
- Gợi ý sinh hoạt giúp bà bầu đỡ đau lưng (14:26:00 07/06/2009)
- Chứng hay quên khi mang bầu (13:57:00 07/06/2009)
- 4 chất bổ não thai nhi (08:01:00 05/06/2009)
- Thay đổi của ngực và lưu ý chọn áo chip khi mang thai (20:54:00 03/06/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Cơ thể mẹ trước ngày bé ra đời
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo