- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chảy máu cam khi mang bầu
Nguyên nhân gây chảy máu cam là vì lớp da bên trong mũi thường khá mỏng manh. Trong thời kỳ mang thai, hormone progesterone làm các mạch máu li ti trong khoang mũi bị giãn nở mạnh.
Ngoài ra, do sự tuần hoàn máu khi thai nghén cũng tăng lên khoảng 50%, kích thích mũi sản xuất nhiều dich hơn. Màng nhầy trong mũi sẽ trở nên khô đi và chảy máu.
Chảy máu cam thường xuyên hoặc thỉnh thoảng cũng có thể là kết quả của việc bạn mắc chứng viêm xoang. Nhiều phụ nữ điều trị viêm xoang trước thời gian mang bầu sẽ không phải đối mặt với chứng chảy máu cam trong giai đoạn “bầu bí”.
Ngăn ngừa
- Tăng cường những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi nhiều hơn có tác dụng củng cố sức khỏe cho bạn. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C như hoa quả thuộc họ cam, quýt; những loại rau (quả, của) có màu vàng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.
- Bạn nên giữ ấm cho cơ thể để phòng tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh là một trong những yếu tố thuận lợi làm bạn dễ bị chảy máu cam.
- Bạn nên uống đủ nước hàng ngày. Nước sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng mất nước cho cơ thể, lại khiến cho dịch mũi loãng hơn và dễ dàng khi vệ sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, thai phụ nên tránh các dùng sữa và các sản phẩm từ sữa (vì chúng làm gia tăng sản xuất dịch mũi) nhưng điều này không cần thiết. Sữa là nguồn thực phẩm quý giúp bạn tăng cường canxi và các chất bổ dưỡng (cho dù bạn có thể bổ sung canxi từ nguồn thức ăn khác); do đó, bạn không nên kiêng sữa chỉ vì lý do sợ bị chảy máu cam.
- Bạn nên uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng nước muối dạng phun hoặc nhỏ để vệ sinh khoang mũi nhưng bạn nên tránh sử dụng tùy tiện các loại thuốc nhỏ mũi. Nhiều loại thuốc nhỏ mũi được chống chỉ định dành cho bà bầu. Ngoài ra, nếu dùng thuốc nhiều, sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”. Điều này có nghĩa là nếu sau khi bạn ngưng dùng thuốc thì tình trạng chảy máu cam sẽ càng tồi tệ hơn.
- Bạn có thể bôi một lớp vaselin quanh rìa hốc mũi.
- Massage: Bạn dùng đầu ngón trỏ, massage khu vực da quanh mũi và mắt. Cách này giúp lưu thông dịch mũi nên cũng tránh được chảy máu cam.
Cách xử trí
Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên nằm ngửa; bởi vì, chất dịch mũi có lẫn máu sẽ xâm nhập ngược lại vào cổ họng và khiến bạn bị sặc. Tốt nhất, bạn nên dùng tay kẹp, kéo nhẹ sống mũi lên phía trên mắt; đồng thời, bạn hơi ngửa cổ và hướng mặt về phía trước.
Bạn không nên quá lo lắng vì dấu hiệu chảy máu cam là hiện tượng bình thường với nhiều thai phụ. Trường hợp chảy máu cam liên tục khiến bạn choáng váng, bạn mới nên đi khám bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Birth)
- Tiết sữa non khi mang thai (13:12:00 20/04/2009)
- Nguyên nhân thai máy sớm hoặc muộn (00:44:00 18/04/2009)
- 5 thắc mắc chuyện ăn uống của thai phụ (15:58:00 16/04/2009)
- Điều cần biết trong quý III (07:49:00 16/04/2009)
- Sự khác biệt khi mang song thai (08:12:00 15/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |