- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
5 thắc mắc chuyện ăn uống của thai phụ
Một thai phụ băn khoăn: ‘Ăn thực phẩm cay, nóng có gây hại cho bé không?’
Gợi ý câu trả lời từ Babycenter.
Nếu bạn nghiện đồ ăn cay, nhiều gia vị thì bạn nên kiểm soát điều này. Phần lớn các loại gia vị như ớt, tỏi, hành… không chứa dinh dưỡng cần thiết cho thai.
Tùy vào điều kiện, bạn có thể duy trì chế độ dinh dưỡng như giai đoạn trước mang thai nhưng đa dạng. Bạn nên ăn tăng thêm khoảng 300kalo mỗi ngày.
Bạn cũng nên cảnh giác với món ăn có gia vị lạ vì chúng có thể khiến bạn bị ngộ độc. Dấu hiệu của dị ứng thức ăn là da bạn nổi ban, thở khò khè, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, tiêu thụ một số lượng lớn thực phẩm nhiều gia vị cũng làm bạn dễ bị kích động, khó ngủ ngon.
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định, ăn thực phẩm cay, nóng sẽ gây hại cho thai. Tất nhiên, bạn không nên ăn thứ gì quá nhiều nhưng cũng không cần kiêng khem thái quá.
Trên thế giới, nhiều quốc gia nổi tiếng về ăn cay như Thái Lan, Ấn Độ, Mexico, Trung Quốc… nhưng khi mang thai, phụ nữ cũng không phải bị chỉ định dùng thực đơn khác.
2. ‘Tôi có nên ăn nội tạng động vật?’
Câu trả lời là có. Nội tạng động vật (gan, tim, thận) và thức ăn không phải nội tạng (thịt nạc, thịt mỡ) khác nhau về mùi vị và thành phần đạm.
Tuy nhiên, nội tạng thường tập trung nhiều chất độc dư thừa trong cơ thể động vật nên nếu chế biến và đun nấu không đảm bảo thì chúng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. Hoặc nếu ăn quá nhiều, bạn có nguy cơ bị thừa đạm, dễ béo phì.
3. ‘Tôi có nên uống viên bổ sung vitamin C (viên bổ sủi bọt) khi mang bầu?’
Bản thân Vitamin C khá an toàn nhưng bạn không cần thiết phải bổ sung nó khi mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ. Lượng Vitamin C cần thiết cho thai phụ mỗi ngày khoảng 85mg, tối đa là 200mg.
Cách tốt nhất để dung nạp Vitamin C cho cơ thể là bạn nên ăn, uống đa dạng rau xanh và hoa quả tươi. Bạn nên đảm bảo ăn ít nhất 1-2 loại thực phẩm giàu Vitamin C mỗi ngày như cam (nước cam), dâu tây, quả kiwi…
4. ‘Tôi thích ăn chocolate nhưng không biết điều này gây hại gì không?’
Chocolate chứa caffein nên ăn nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Một thanh chocolate loại thường chứa khoảng 10mg caffein trong khi giới hạn caffein ở phụ nữ mang thai là không vượt quá 200mg mỗi ngày.
Ngoài ra, ăn nhiều chocolate cũng khiến bạn có nguy cơ béo phì, mắc chứng tiểu đường. Nhóm thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế đồ ngọt nói chung và chocolate nói riêng.
5. ‘Có an toàn không nếu tôi dùng trà thảo mộc khi mang thai?’
Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà nếu được sử dụng với tần suất hợp lý thì không gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với việc bạn dùng trà với mục đích tẩm bổ.
Phần lớn các loại trà đều không cung cấp dưỡng chất khỏe mạnh cho sự phát triển của thai, cho dù nó chứa nhiều thành phần chống lão hóa cho cơ thể mẹ.
Các bác sĩ khuyên, bạn nên hạn chế trà thảo mộc (vì nó vẫn chứa caffein), nhất là trong quý I – thời điểm bào thai còn yếu, nên dễ sảy thai.
Ngọc Huê
- Điều cần biết trong quý III (07:49:00 16/04/2009)
- Sự khác biệt khi mang song thai (08:12:00 15/04/2009)
- Chứng nghén đồ ăn lạ (21:08:00 13/04/2009)
- Lưu ý khi bổ sung sắt, canxi (20:02:00 12/04/2009)
- Tăng tiết khí hư khi mang thai (15:42:00 10/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |