- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tiết sữa non khi mang thai
Khoảng tháng thứ 7, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn, tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.
Dấu hiệu
Ban đầu, bạn sẽ thấy "đầu ti" có những gợn trắng, trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần), bạn mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
2 dấu hiệu nên đi khám
Sữa non có lẫn máu: Một số thai phụ hoảng hốt vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Điều này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Nó không cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá mức, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám.
Tiết sữa non quá sớm: Nếu bạn thấy dấu hiệu tiết sữa non trong quý I hoặc nửa đầu quý II, bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.
2 nhầm tưởng về sữa non
Tiết sữa non không phải là bạn sắp chuyển dạ: Đây là hiện tượng tự nhiên, do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho em bé sắp chào đời. Nó không phải là yếu tố dự báo bạn sắp chuyển dạ hay sảy thai.
Không tiết sữa non, tiết sữa non ít hoặc chậm không phải là bạn sẽ thiếu sữa cho bé bú về sau: Bởi vì, trong giai đoạn cho con bú, sữa mẹ được sản xuất dựa trên hoạt động của tuyến sữa, dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, nhu cầu bú của bé. Sữa sẽ tiết nhiều hơn nếu bạn cho bé bú sớm và thường xuyên.
Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 4-5 người có hiện tượng sữa chảy ướt áo; số còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa. Nhiều người mẹ chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở.
Giữ sức khỏe cho bầu ngực
- Bạn nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Những chiếc áo bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.
- Bạn nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, khiến bạn đau rát.
- Lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Một số thai phụ bị chảy sữa nhỏ giọt, không ảnh hưởng lắm đến sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ. Một số thai phụ khác bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo. Bạn nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùy vào tình trạng tiết sữa của bản thân.
- Nhiều người mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn; tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên thực hiện điều này. Thứ nhất, việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Thứ hai, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Ngọc Huê (Theo Birth / Parenting / Enzineartic)
- Nguyên nhân thai máy sớm hoặc muộn (00:44:00 18/04/2009)
- 5 thắc mắc chuyện ăn uống của thai phụ (15:58:00 16/04/2009)
- Điều cần biết trong quý III (07:49:00 16/04/2009)
- Sự khác biệt khi mang song thai (08:12:00 15/04/2009)
- Chứng nghén đồ ăn lạ (21:08:00 13/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |