- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguy cơ từ thai phụ béo phì
Béo phì không chỉ làm giảm cơ hội làm mẹ mà còn gây ra nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Khi chỉ số khối cơ thể IBM (trọng lượng cơ thể tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét) vượt quá 30 là bạn đã ở trong tình trạng béo phì. Để chuẩn bị cho bé yêu ra đời khỏe mạnh, bạn không thể bỏ qua những thông tin sau.
1. Những nguy cơ mà phụ nữ béo phì sẽ gặp phải khi mang thai là gì?
Tất cả phụ nữ khi mang thai đều có thể bị các biến chứng do thai nghén nhưng người bị béo phì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn.
Trong thai kỳ: Người mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật, gặp hiện tượng ngưng thở tạm thời lúc thai phụ ngủ.
Người mẹ béo phì cũng có thể gặp những bất thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Béo phì không chỉ làm giảm cơ hội làm mẹ mà còn gây ra nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi
Lúc lâm bồn: Cuộc chuyển dạ của thai phụ béo phì thường tiến triển không bình thường. Thai phụ sinh khó do hai vai của bé thường bị kẹt vùng xương chậu ở cửa mình của mẹ trong lúc sinh. Việc theo dõi nhịp tim của em bé cũng khó khăn hơn do thành bụng dày.
Nguy cơ phải sinh mổ và các biến chứng liên quan đến quá trình phẫu thuật vì thế cũng tăng lên. Ca mổ thường được tiến hành khó khăn hơn bình thường.
Sau khi sinh: Người mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương, mắc chứng trầm cảm.
2. Tình trạng béo phì của người mẹ gây ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở các thai phụ béo phì là rất cao. Có mẹ thừa cân, trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh dây thần kinh, đặc biệt là tật nứt đốt sống.
Nhiều khả năng bé chào đời không được khoẻ mạnh, thường phải chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn đầu và có thể bị một số tổn hại về thần kinh.
3. Thai phụ béo phì cần duy trì cân nặng trong thời gian mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Thông tin đó có đúng không?
Đúng vậy, người thừa cân chỉ nên tăng từ 6-11 kg trong suốt thai kỳ. Riêng người béo phì thì không được vượt quá 6kg.
Trong một số trường hợp, thai phụ được khuyên giữ nguyên cân nặng như trước khi mang thai. Họ sẽ được bác sĩ tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho hai mẹ con.
4. Đối với những trường hợp này, có biện pháp nào để hạn chế các biến chứng hay không?
Những thai phụ bị béo phì cần được theo dõi đặc biệt. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, người mẹ sẽ được kiểm tra xem có bị tiểu đường hay không. Trước khi sinh, thai phụ sẽ được kiểm tra ở khoa gây mê để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra trong khi sinh.
Người mẹ béo phì cần đi khám thai thường xuyên hơn. Ngoài ra, họ cần đến khám ở chuyên khoa dinh dưỡng để được phát hiện sớm các biến chứng trong thai kỳ cũng như để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp.
Các môn thể dục phù hợp cho đối tượng này bao gồm: yoga, đi bộ, pilates, thái cực quyền.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Tư thế đúng cho bà bầu (07:45:00 22/08/2008)
- Thai to chết lưu (00:39:00 22/08/2008)
- Ăn quá nhiều - hại cả cả mẹ và con (09:38:00 21/08/2008)
- Thực phẩm cho bà bầu (16:39:00 20/08/2008)
- Cách bổ sung Vitamin cho thai phụ (14:40:00 18/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |