- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ăn quá nhiều - hại cả cả mẹ và con
Đa số phụ nữ mang thai đều mong muốn con mình sinh ra thật bụ bẫm, vì vậy không ít người đã cố 'nhồi' thật nhiều thức ăn, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: nếu tăng quá 2kg trong một tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần lại là dấu hiệu của bệnh lý.
Tăng bao nhiêu là vừa?
Lấy nhau được gần bốn năm, chị Trần Hà Linh (ngõ 64, phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) mới mang thai. Vì hiếm muộn, nên gia đình nhà chồng bắt con dâu xin nghỉ việc không lương để ở nhà dưỡng thai. Hễ nghe ai mách ăn gì tốt cho thai nhi là mẹ chồng chị lại tức tốc tìm bằng được cho con dâu.
Không phụ tấm lòng của mẹ chồng, chị Linh tăng cân vù vù. Chỉ trong 6 tháng đầu, chị Linh tăng 9kg, tháng thứ 8 đi khám thai, chị Linh đã tăng thêm đến 18kg.
Ảnh minh họa: GettyImages
Trái với thái độ phấn khởi của mẹ chồng chị Linh, sự tăng cân quá nhiều trong những tháng cuối thai kỳ cộng với biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu và phù chân của chị Linh đã khiến các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nghi ngại. Sau khi làm xét nghiệm thử nước tiểu, chị Linh được kết luận là tiểu đường thai nghén.
Ở các nước châu Âu, người ta thường khuyến cáo bà mẹ nên tăng khoảng 11-16kg. Nhưng ở Việt Nam, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng mức tăng cân của bà mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10 -12kg.
Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ có nguy cơ bị đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai, đứa trẻ thường chỉ đạt cân nặng dưới 2.5kg. Còn những bà mẹ tăng cân quá nhanh dễ sinh ra những đứa trẻ thừa cân và có nguy cơ phải mổ đẻ.
Bổ sung dinh dưỡng thế nào là hợp lý?
Cũng theo các chuyên gia y tế của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ mang thai nhiều hơn khi không có thai là 350Kcal (bình thường là 2.200Kcal, khi có thai là 2.550Kcal). Nếu chỉ cần tăng thêm hai bát cơm mỗi ngày là đã đưa vào cơ thể 300 Kcal, gần đủ lượng Kcal cần thiết cho bà bầu.
Tuy nhiên, để phòng chống suy dinh dưỡng bào thai và thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên ăn đa dạng thức ăn và lưu ý loại thức ăn giàu chất sắt như phủ tạng động vật: tim, gan, bầu dục, trứng, cá, thuỷ sản, đậu đỗ... và các thức ăn giàu vitamin C vì vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thụ sắt.
BS Nguyễn Thị Hoa - Khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 1 cho biết, không ít bà bầu đã bổ sung quá nhiều chất canxi dẫn đến không những tăng thêm nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, mà còn khiến cho nhau thai bị canxi hóa quá sớm.
Canxi còn có thể dẫn đến những nhân tố phát bệnh ung thư. Do đó, cách tốt nhất là qua ăn uống để bổ sung canxi, những chị em thiếu canxi nên uống canxi theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Một số chị em khi mang thai nên bổ sung vitamin càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thời kỳ đầu là thời kỳ các bộ phận trong cơ thể của thai nhi phát triển nhanh nhất, nếu các chị em bổ sung vitamin quá nhiều, thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho thai nhi.
Chẳng hạn thời kỳ đầu bổ sung quá nhiều vitamin A, sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng, nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể bị sảy thai. Bác sỹ Hoa cho rằng, từ khi mang thai ở thời kỳ giữa nên bắt đầu bổ sung vitamin, nhưng tốt nhất là qua ăn uống để bổ sung vitamin. Nếu như thật cần thiết phải uống theo sự hướng dẫn của y bác sỹ.
Một sự hiểu lầm rất dễ gặp khác là, các bà bầu thường nghĩ rằng ăn nhiều hoa quả sẽ tốt cho thai nhi. Có nhiều chị em một ngày ăn 1-2kg hoa quả và hạt, hấp thụ quá nhiều Kcal, mỡ và đường, trong thời gian mang thai dễ bị béo phì, bệnh tiểu đường, thai nhi quá to. Theo các bác sỹ, ăn hoa quả là tốt nhưng phải điều độ, thông thường nên ăn khoảng 250 gam/ngày.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Thực phẩm cho bà bầu (16:39:00 20/08/2008)
- Cách bổ sung Vitamin cho thai phụ (14:40:00 18/08/2008)
- Lời khuyên giúp bà bầu khỏe mạnh (08:58:00 18/08/2008)
- Chọn thời điểm thụ thai (17:26:00 14/08/2008)
- 4 môn thể dục có ích cho bà bầu (10:09:00 14/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |