- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lời khuyên giúp bà bầu khỏe mạnh
Chăm sóc phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai phải toàn diện, từ dinh dưỡng, tập luyện, khám thai định kỳ, cách dùng thuốc nếu mắc bệnh...
Dinh dưỡng trong thai kỳ
Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bé giảm phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, có thể sinh non hay không có sức lực để “vượt cạn”. Hiện nay, trong suốt quá trình mang thai, một sản phụ sẽ tăng trung bình từ 12 - 15kg.
Ảnh: GettyImages
Các bà mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Muốn vậy, các bà mẹ cần cân đối các bữa ăn nên ăn các loại thực phẩm tươi sống và bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu. Nên uống 2 – 2,5 lít nước/ngày. Khi mang thai, sản phụ cần 2.300 – 2.700 calo/ngày.
- Chất đạm: là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Chất đạm có được từ thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, đậu nành, ngũ cốc...
- Đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Chất đường có trong hoa quả, carrot, sữa, mật ong, ngũ cốc.
- Chất béo: giúp cho sự phát triển của tế bào não và cung cấp năng lượng. Não bộ của thai nhi đặc biệt cần sự cung cấp chất béo. Ngoài ra, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu một số loại vitamin được dễ dàng như vitamin A,D, E và K. Các loại dầu thực vật nên được chú trọng nhiều hơn mỡ động vật.
- Các vi chất dinh dưỡng: hai chất quan trọng nhất là canxi và sắt. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng... Sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền đỏ, cải.
- Cần bổ sung các vi chất khác như kẽm, magiê, iod trong suốt thai kỳ.
- Các vitamin A, B, C, D, E... có trong thức ăn tươi như rau, hoa quả cũng là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu. Trong một số ít trường hợp có thể uống thêm một viên đa sinh tố nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tuân thủ lịch khám thai
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được tương ứng với 13 tuần.
- Thời kỳ đầu: từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. Trong đó cần làm chẩn đoán độ dày da gáy để có chẩn đoán sớm với các hội chứng về bệnh do nhiễm sắc thể gây ra (bệnh Down).
- Thời kỳ 3 tháng giữa là giai đoạn tăng trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này, thai nhi không tốt.
- Thời kỳ 3 tháng cuối là giai đoạn tăng trọng thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như tăng huyết áp do mang thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do rau tiền đạo...
Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng giai đoạn kể trên. Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh. Nhất là những người đã từng bị sảy thai trước đó. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai.
Sau đó khám thai 4 tuần/lần cho đến khi được 28 tuần. Khám thai 2 tuần/lần khi thai từ 28 - 36 tuần tuổi. Sau đó 1 tuần một lần cho đến khi sinh.
Tuy nhiên, những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý... sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Các thai phụ cần tiêm phòng uốn ván, phải tiêm đủ 2 mũi để phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách nhau 1 tháng.
Các bà mẹ cũng tự theo dõi cử động thai, mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau các bữa ăn trong 30 phút (3 lần/ngày). Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.
Vận động hằng ngày
Các cụ xưa kia quan niệm phải vận động nhiều cho dễ sinh hay quan niệm của một số người hiện nay lại kiêng khem vận động quá mức đều chưa đúng. Thai nghén không làm cho người phụ nữ từ bỏ tất cả hoạt động bình thường hàng ngày.
Khi mang thai, người phụ nữ vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ. Riêng các trường hợp dọa sảy thai và những thai phụ có tiền căn sảy thai liên tiếp, thai phụ nên nghỉ ngơi tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, hạn chế quan hệ vợ chồng (nhất là không có tác động mạnh) hay những chuyến đi xa, đề phòng sảy thai hay chuyển dạ sinh bất ngờ.
Giấc ngủ và vệ sinh thân thể
Trong quá trình mang thai sản phụ nên được ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 giờ/ngày đêm. Mặc quần áo rộng rãi, tắm rửa mỗi ngày, tránh thụt rửa âm đạo vì đây là thời kỳ dễ xuất hiện nhiều bệnh viêm phần phụ như nấm, viêm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu.
Đánh răng kỹ mỗi ngày, đến nha sĩ khám định kỳ từ tháng thứ 5 của thai kỳ để tránh tình trạng sâu răng sau khi mang thai. Tránh để táo bón bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau, uống nhiều nước và tập thể dục buổi sáng. Không nên uống thuốc nhuận tràng vì sẽ bị lệ thuộc thuốc khiến táo bón trầm trọng hơn.
Dùng thuốc trong thai kỳ
Dùng thuốc trong khi mang thai phải hết sức cẩn trọng. Những người mắc các bệnh lý như các bệnh tuyến giáp, thận, viêm nhiễm nặng, những sản phụ bị hở, hẹp van hai lá, mắc bệnh khớp... phải có sự tư vấn và chỉ định của cả thầy thuốc sản khoa và chuyên khoa khi dùng thuốc.
Những người này cần kiểm tra thai nghén nhiều hơn so với người bình thường, trong một số trường hợp đặc biệt cần được điều trị ngoại trú suốt quá trình mang thai.
Theo BS Lê Hoàng - Sức Khỏe & Đời Sống
- Chọn thời điểm thụ thai (17:26:00 14/08/2008)
- 4 môn thể dục có ích cho bà bầu (10:09:00 14/08/2008)
- Mang thai ngoài 30 tuổi (08:50:00 13/08/2008)
- Kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai (15:56:00 12/08/2008)
- Thai quá ngày (13:28:00 12/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |