- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Mang thai ngoài 30 tuổi
Ngày càng nhiều phụ nữ sinh con khi tuổi cao. Việc này mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con.
Mang thai bé đầu lòng ở độ tuổi ngoài 30, người phụ nữ dễ mắc các nguy cơ như: cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường... Thai của họ cũng thường rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn so với những bà mẹ khác.
Tuổi sinh con đầu lòng tốt nhất là trước ba mươi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn niềm hạnh phúc thiêng liêng được làm mẹ. Hiểu biết và chuẩn bị sẵn sàng cho các nguy cơ là cách ứng phó tốt nhất cho bạn.
Ảnh: GettyImages
Dị tật thai nhi
Nguyên nhân chủ yếu là do những bất thường trong quá trình phân bào, dẫn đến sự sản sinh các tế bào nhiễm sắc thể bất thường. Thai phụ dễ có nguy cơ bị sẩy thai, thai lưu trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Tỉ lệ phụ nữ trên 40 tuổi sinh con mắc hội chứng down là 1/100.
Người mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật, hội chứng down trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các phương pháp tầm soát bao gồm chọc dò ối, chỉ điểm huyết thanh. Các phương pháp này hoàn toàn không gây hại cho người mẹ và thai nhi.
Khi phát hiện thai nhi có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ và gia đình có nên giữ thai lại hay không.
Khả năng sẩy thai
Ở phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ sẩy thai trong 20 tuần đầu của thai kỳ rất cao. Với thai phụ trên 40 tuổi, tỉ lệ này là khoảng 25%.
Nguyên nhân có rất nhiều, chẳng hạn như, tử cung người mẹ có vấn đề bất thường, thai nhi bị bất thường về nhiễm sắc thể, rối loạn gen, nhiễm độc phôi thai.
Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng sẩy thai là cả hai vợ chồng nên đi khám và tư vấn bác sĩ trước khi lên kế hoạch mang thai.
Ngoài ra, người vợ cần đi khám ngay khi phát hiện có thai để được tiến hành các xét nghiệm máu, siêu âm thai, giúp sớm phát hiện các nguy cơ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Người mẹ cần đi khám khi có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, xuất huyết âm đạo...
Sau khi bị sẩy thai, người mẹ cần hoãn việc mang thai lại ít nhất là sáu tháng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để giúp người mẹ phục hồi tinh thần cũng như sức khỏe.
Các vấn đề khác về sức khỏe
Bạn cần đi khám định kỳ và theo đúng lịch hẹn để phát hiện sớm các vấn đề như: cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp bạn giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.
Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo để cơ thể hấp thu đủ lượng axit folic trước khi mang thai khoảng ba tháng trong thời gian thai nghén. Các loại thực phẩm tốt cho bạn là đậu, rau xanh, gan...
Thai phụ cần tuyệt đối tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê. Axit folic giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bạn cần chú ý bổ sung thêm viên axit folic theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai (15:56:00 12/08/2008)
- Thai quá ngày (13:28:00 12/08/2008)
- Ảnh hưởng của âm thanh (14:23:00 11/08/2008)
- Thực phẩm tốt cho bà bầu (15:00:00 05/08/2008)
- Thực phẩm nên tránh khi mang thai (06:35:00 05/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |