- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Khó xử khi phát hiện dị tật thai
Lần đầu đi khám thai, Ng.T.L và chồng vui khôn tả khi bác sĩ nói họ mang song thai hai cô con gái. Hớn hở gọi về khoe với gia đình, đôi vợ chồng trẻ đếm từng ngày chờ đợi hai cô công chúa nhỏ…
Nỗi đau nhân đôi
Kiểm tra thai từ tuần thứ 12, không phát hiện vấn đề gì. Mãi đến tuần 20, L. được bạn bè giới thiệu một bác sĩ siêu âm dị tật thai cực chuẩn. Sau mấy tiếng đồng hồ chờ đợi đến lượt khám, L đang hớn hở vì sắp được nhìn thấy hình ảnh hai con trên màn ảnh động, được nhìn thấy từng đốt ngón tay, chân xinh mà bác sĩ sẽ đếm, chỉ cho cô thấy. Nhưng cái háo hức, hớn hở ấy bị trùng xuống lập tức, kèm theo một chút băn khoăn, lo lắng khi L nhìn thấy cái nhíu mày, khuôn mặt hơi đăm chiêu của người bác sĩ khi siêu âm thai cho L.
Minh họa
Kết quả siêu âm thai khiến L. ngã ngửa, không kìm được nước mắt, cô bật khóc. Bác sĩ đề nghị L đến bệnh viện C hội chẩn để có quyết định cuối cùng. Vì hình ảnh siêu âm cho thấy hai em bé của L, một bé tim chỉ có 3 ngăn, một bé có dị tật ở bàn chân.
Đau đớn, hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc, chờ đợi cuộc hội chẩn định mệnh với hi vọng mong manh: bác sĩ nhầm. Kết quả hội chẩn y án, phải đình chỉ thai nghén. L bàng hoàng, lặng lẽ ra về mà không dám quyết định nên bỏ hay giữ.
Bỏ thai, một việc quá lớn, hai vợ chồng L không thể tự quyết định. Mãi rồi chồng L cũng điện về quê báo với bố mẹ. Sốc, bất ngờ, nhưng chỉ trong phút chốc, bà mẹ chồng đưa ra quyết định dứt khoát, không được phá thai. Không thể để cháu bà chết khi chưa kịp thành người. Cứ đẻ ra, để bé được thành người, sống được ngày nào, bé sẽ được chăm chút ngày đó.
Nhưng L. ý thức được việc mình sinh con ra sẽ càng đau khổ hơn cho cả mẹ và con. Vì thế, cái quyết định như đinh đóng cột của bố mẹ chồng càng làm L. thêm suy sụp. Thuyết phục mãi, ông bà cũng không đồng ý. Cuối cùng, L. quyết định làm liều, bảo chồng đưa đi bỏ thai rồi báo cáo với bố mẹ sau.
Đã đau đớn vì mất con, phải nằm viện vì thai khá già ngày, L lại bị mẹ chồng mắng, cho rằng L. không yêu thương con, “Hổ dữ không ăn thịt con, mà sao con lại nỡ tự bỏ đi hai núm ruột của mình”. Từng lời của mẹ như dao cứa vào núm ruột đã đang bị tổn thương của L. khiến cô càng thêm đau đớn.
Cũng mang nỗi bất hạnh giống L, nhưng H, y tá một trạm y tế ở tỉnh Vĩnh Phúc lại không dám tự ý làm trái lời mẹ chồng. Hơn ai hết, chị hiểu nỗi bất hạnh của con nếu sinh bé ra vì thai nhi bị tràn dịch màng phổi.
Thế nhưng, mẹ chồng chị kiên quyết, bà không cần biết tràn dịch màng phổi là gì, chỉ cần biết, em bé vẫn phát triển trong bụng mẹ thì phải đẻ. Phá thai là thất đức, cứ để bé sinh ra, được làm người dù 1 ngày cũng hơn là bỏ đi từ khi còn là bào thai bé bỏng.
Phát hiện dị tật sớm
BS Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) cho biết, phần lớn các bất thường thai nghén đều có thể được chẩn đoán bằng siêu âm. Và có thể chẩn đoán được rất sớm, từ 12 tuần trở đi. Với khả năng hiện nay, chẩn đoán siêu âm phát hiện các dị dạng thai là hoàn toàn có thể.
Từ 3 tháng của thai kỳ, thai phụ nên đi siêu âm để chẩn đoán sớm những dị dạng cực lớn, như dị dạng tim, não úng thủy… Khi phát hiện được những dị dạng lớn thì xử trí rất sớm, như việc nạo phá thai bình thường, khi em bé chưa rõ nhiều hình hài, việc phá thai sẽ nhẹ đi rất nhiều về tâm lý.
Hơn nữa, việc xác định sớm dị tật cũng giúp thai phụ yên tâm hơn, vì không phải dị tật nào cũng phải đình chỉ thai. Tại bệnh viện Phụ sản T.Ư, theo thống kê, khoảng 5,4% thai phụ có dị tật thai nghén. Tuy nhiên, chỉ những dị dạng lớn như dị dạng hệ thống thần kinh T.Ư, dị dạng rất lớn của tim, của cơ quan tiết niệu… thường phải đình chỉ thai nghén. Còn một số, như dị dạng của cơ quan tiêu hoá, thành bụng có thể can thiệp được thì giữ thai.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều bác sĩ, do tâm lý của nhiều người dân Việt Nam còn rất nặng nề với chuyện phá thai nếu không phải là mang thai ngoài ý muốn nên rất nhiều đứa trẻ bị dị dạng lớn vẫn được bố mẹ quyết tâm cho ra đời. Một đứa trẻ dị tật tim bẩm sinh, hay bị thiểu năng trí tuệ do down… sẽ có một cuộc sống vô cùng khổ đau, vất vả cho cả gia đình và chính em bé. Vì thế, với những dị dạng thai nghén mà không thể khắc phục được, thai phụ nên đình chỉ thai.
Theo Dân Trí
- Thực phẩm an thai (16:01:00 28/07/2008)
- Trường hợp đẻ rơi (14:25:00 28/07/2008)
- Nhiều nguy cơ với song thai (10:44:00 28/07/2008)
- Dấu hiệu bất thường của thai kỳ (10:25:00 22/07/2008)
- Tìm hiểu vỡ tử cung (10:25:00 22/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |