- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thực phẩm an thai
Bài thuốc dưới đây kết hợp giữa thực phẩm và đông y, có tác dụng dưỡng thai, an thai, đặc biệt dành cho thai phụ sức khỏe yếu.
Bài 1
Thịt bò tươi 250 gam, đẳng sâm 30 gam, hoàng tinh 15 gam, gừng tươi 4 lát.
Cách chế biến, thịt bò, các vị thuốc rửa sạch, thái miếng, tất cả cho vào nồi, đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm nhừ khoảng 2 giờ, cho thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Tác dụng của bài thuốc: bổ khí, kiện tì, dưỡng huyết an thai. Dùng thích hợp cho thai phụ bị huyết hư, biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt,chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém, hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, thai nhi chậm phát triển.
Lưu ý, thai phụ đang sốt hoặc đại tiện lỏng do thấp nhiệt thì không được dùng.
Bài 2
Trứng gà 2 quả, ngải cứu 20 gam.
Cách chế biến, lá ngải cứu rửa sạch, trứng gà luộc chín, bóc bỏ vỏ, hai thứ cho vào nồi, đổ nước, đun nhỏ lửa từ 1 đến 2 giờ, nêm thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục một tuần.
Món ăn có tác dụng ôn kinh, an thai, dùng thích hợp cho thai phụ có biểu hiện của chứng hư hàn, như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối, chán ăn, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết.
Trường hợp động thai thể huyết nhiệt không dùng bài thuốc này.
Bài 3
Cá diếc 2 con, lá tía tô 15 gam, sa nhân 6 gam, gừng tươi 6 lát.
Cách chế biến, lá tía tô, sa nhân, gừng tươi rửa sạch, cá diếc mổ bụng, bỏ hết nội tạng. Tất cả cho vào nồi, nêm gia vị, đổ ngập nước, đun nhỏ, hầm kỹ khoảng 2 đến 3 giờ, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ, nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, bụng đầy trướng, mệt mỏi.
Bài 4
Cá chép, 1 con 250 gam, gừng, gạo nếp 200 gam.
Cách chế biến, cá ướp gừng, tẩm rượu, luộc chín, dùng nước và thịt cá nấu cháo.
Món ăn có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tì vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợ sữa
Hoặc cá chép để nguyên vảy, một con 500 gam, nấu nhừ cùng 150 gam đậu đỏ, ăn cả cái và nước. Tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu, tiêu phù.
Bài 5
Thục địa 40 gam, tục đoàn 20 gam, phá cố chỉ 4 gam, hoài sơn 12 gam, ý dĩ 8 gam, trạch lan 8 gam, đỗ trọng 16 gam, thạch hộc 8 gam, cam thảo tẩm mật ong nướng 4 gam, tỳ giải 8 gam, 3 trái táo đen và 3 lát gừng tươi.
Cách chế biến, sắc làm hai lần. Nước đầu đổ 800 ml, sắc còn 200 ml, gạn ra bát. Tiếp tục cho 600 ml nước vào nồi, sắc còn 200 ml. Trộn chung nước thuốc hai lần sắc, uống trong ngày. Mỗi đợt dùng khoảng 5 ngày.
Dùng bài thuốc trong trường hợp thai phụ đau lưng, đi tiểu nhiều, chân phù, bứt rứt khó ngủ, vào những tháng cuối thai kỳ.
Theo Báo Đất Việt
- Trường hợp đẻ rơi (14:25:00 28/07/2008)
- Nhiều nguy cơ với song thai (10:44:00 28/07/2008)
- Dấu hiệu bất thường của thai kỳ (10:25:00 22/07/2008)
- Tìm hiểu vỡ tử cung (10:25:00 22/07/2008)
- Dưỡng chất cho người mang thai (08:49:00 18/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |