- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tuần 20 của thai kỳ
Bạn đã chuyển qua quý thứ hai của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Cùng với những thay đổi tích cực về ngoại hình, việc cảm nhận ngày một rõ nét hơn đứa con trong bụng sẽ làm bạn thấy thật hạnh phúc.
Sự phát triển của bé
Tuần thứ 17
Bé đã dài khoảng 13 cm, nặng khoảng 140 gram. Lúc này bé bắt đầu nặng hơn nhau thai. Mỡ bắt đầu tích tụ dưới làn da, đặc biệt ở cổ, ngực và vùng mông để giúp bé giữ nhiệt.
Thính giác bé phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Bé có thể phản ứng với những tiếng ồn ở thế giới bên ngoài bụng mẹ.
Nhau thai, nguồn cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho bé đồng thời đưa chất thải ra ngoài cơ thể bé và dây rốn tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Lúc này bánh nhau rất dày, chứa hàng nghìn mạch máu để trao đổi dưỡng chất và ôxy từ cơ thể bạn đến cơ thể bé.
Tuần thứ 18
Bé dài khoảng 14,2 cm và nặng khoảng 190 gram.
Các xương đang tiếp tục rắn hơn, các vân ngón tay, ngón chân tiếp tục hoàn thiện.
Tai bé đã dịch chuyển vào đúng vị trí cần có. Xương tai trong và các mối cuối của các dây thần kinh trong bộ não đã hoàn thiện.
Một chất màu trắng có tác dụng hỗ trợ tạo tủy sống đang hình thành quanh các dây thần kinh của bé (quá trình này sẽ còn tiếp tục phát triển đến khi bé được 1 năm tuổi).
Các cơ quan sinh dục của bé đã hoàn thiện.
Bé cử động tay chân liên tục và bạn có thể cảm nhận điều đó ngày một rõ ràng hơn.
Tuần thứ 19
Bé nặng khoảng 240 gram.
Tay và chân bé đã phát triển hoàn thiện, có kích cỡ phù hợp với cơ thể.
Lông tơ (lông măng) mọc đầy cơ thể bé. Các lông này vẫn sẽ còn cho đến khi bé ra đời. Đôi khi bạn vẫn trông thấy chúng trên mặt và tai bé khi bé được sinh ra.
Các chân răng vĩnh viễn cũng đang định hình đằng sau các chân răng sữa.
Các trung khu thần kinh điều khiển các giác quan của bé như thị giác, xúc giác, cảm giác, vị giác hòan thiện dần trong não bé.
Ngoài ra, trong bộ não lúc này còn có hàng triệu nơron vận động sinh ra, đây là những dây thần kinh nối giữa các cơ đến não. Do đó, bé đã có thể điều khiển được các chuyển động cơ, ví dụ: mút tay.
Tuần thứ 20
Lúc này bé nặng khoảng 300 gram và dài khoảng 15 - 20 cm (tương đương với kích thước một quả chuối). Bé ngày càng chiếm nhiều chỗ trong tử cung. Càng lớn thì bé càng gây nhiều áp lực lên phổi, dạ dày, thận và bàng quang của người mẹ.
Cơ thể bé giờ đây đang được bao phủ bởi một chất giống sáp, gọi là chất gây, để giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi bị xước. Chất gây thường thấy ở những em bé sinh non.
Lúc này làn da bé đang trở nên dày hơn dưới lớp gây bảo vệ. Các lớp da như lớp chân bì, biểu bì, dưới biểu bì đang hình thành.
Tóc và móng tay, móng chân của bé cũng vẫn đang tiếp tục phát triển.
Phản xạ nuốt của bé ngày một thành thục hơn, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa cho bé.
Bé cũng bắt đầu “thải” ra phân – một chất màu đen và dính (phân xu), sản phẩm của hệ tiêu hóa kết hợp với quá trình nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào. Phân này sẽ tích tụ trong ruột bé và bạn sẽ có thể thấy sau khi bé chào đời và đi ị lần đầu.
Bé rất hiếu động. Bé có thể cử động tay chân, uốn mình hoặc bám chặt vào thành túi ối. Các động tác của bé dần thuần thục hơn do hệ xương của bé ngày càng cứng cáp hơn.
Sự thay đổi của mẹ
Trông bạn rạng rỡ hơn với những thay đổi tích cực về ngoài hình: tóc bạn trở nên dày và óng mượt hơn; làn da của bạn cũng bóng bẩy và mượt láng hơn. Ngực của bạn sẽ phát triển đáng kể. Tất cả tạo cho bạn một dáng vẻ đầy hấp dẫn của các bà bầu.
Ngực bạn cũng bắt đầu tiết ra sữa non nhưng bạn không nên tìm cách nặn chúng ra.
Bụng bạn to ra theo sự phát triển của con bạn. Do đó, có thể bạn bắt đầu cảm thấy khó ngủ và muốn tìm các tư thế thoải mái để nằm. Gợi ý giúp bạn: bạn hãy sử dụng một chiếc gối phù hợp kê dưới bụng và có thể cả ở dưới chân để giúp giấc ngủ được thoải mái hơn.
Các khớp xương và dây chằng trong cơ thể bạn đã giãn ra nên bạn rất dễ bị đau lưng hay nhức mỏi toàn thân. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo những bài tập thể dục nhẹ dành cho bà bầu để giảm đau lưng.
Bạn sẽ tăng khoảng 2 – 3 kg. Thời kỳ nghén đã qua, bạn nên tập trung hơn vào chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn để chuẩn bị cho thời kỳ phát triển tối đa của bé sắp tới.
Nội dung: Minh Châu (mevabe.net)
Minh họa: babycenter
Chuyển ngữ & trình bày: mevabe.net
- Tuần 16 của thai kỳ (06:47:00 19/05/2008)
- Tuần 12 của thai kỳ (10:06:00 18/05/2008)
- Tuần thứ 8 của thai kỳ (13:41:00 15/05/2008)
- 4 tuần đầu tiên của thai kỳ (15:15:00 13/05/2008)
- Chế độ thai sản (07:40:00 13/05/2008)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |