- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tuần 24 của thai kỳ
Đây là thời gian tuyệt vời nhất của cả bạn và bé yêu. Tinh thần bạn thật thoái mái và yêu đời, còn bé yêu của bạn cũng hoàn thiện dần về các giác quan như vị giác, xúc giác, thính giác...
Tuần thứ 21
Bé đạt đến cân nặng khoảng 360 gram và có chiều dài tương đương một củ cà rốt. Tuần này, tốc độ tăng trưởng của bé không nhanh, nhưng nhịp tim của bé trở nên mạnh mẽ hơn.
Lông mày và mi mắt bé đã hoàn thiện hẳn.
Bé có thể xoay người, di chuyển, uốn mình… và thỉnh thoảng, bạn có thể cảm nhận được.
Bé cũng không phụ thuộc vào thời gian biểu của bạn. Vì vậy bạn đừng nên ngạc nhiên khi thấy bé hoạt động tích cực vào lúc bạn nghỉ ngơi.
Nếu bé là con gái, thời điểm này, âm đạo của bé bắt đầu hình thành và sẽ tiếp tục phát triển cho tới lúc bé được sinh ra.
Gan và lá lách của bé chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào máu cho đến tận khi bé ra đời. Các khoang tủy xương cũng phát triển và góp phần vào việc chế tạo các tế bào máu cho bé.
Nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn được nhận qua đường nhau thai. Tuy nhiên bé cũng có thể hấp thu thêm một lượng đường nhỏ trong dịch ối.
Tuần thứ 22
Tuần này cân nặng của bé là khoảng 430 gram và chiều dài bé đạt được khoảng 27 cm.
Da bé vẫn còn nhăn nheo cho đến khi lớp mỡ dưới da được hình thành đầy đủ. Tóc và lông măng bao phủ cơ thể bé đã có thể nhìn thấy được.
Môi của bé cũng ngày càng rõ nét hơn. Dấu hiệu đầu tiên của những chiếc răng cũng xuất hiện bên dưới lợi.
Mắt bé cũng hoàn thiện và tròng mắt đã xuất hiện (dù vẫn còn thiếu các sắc tố màu). Bộ não cũng bắt đầu phát triển tương đối nhanh chóng.
Các giác quan của bé càng lúc càng hoàn thiện. Nụ vị giác không chỉ hình thành trên lưỡi mà còn trong não bé. Bé cũng có thể cảm nhận một vật khi chạm vào vật đó. Bé chạm tay vào mặt mình, mút ngón tay cái hay cử động tay chân cũng là cách để bé trải nghiệm những giác quan mới.
Tuần thứ 23
Bé của bạn nặng khoảng hơn 500 gram. Cơ thể bé ngày một cân đối hơn.
Mặc dù đã có một lớp mỡ đang hình thành nhưng da bé vẫn rất nhăn nheo. Điều này có thể giải thích là do tốc độ sản xuất da nhanh hơn tốc độ sản xuất mỡ, hơn nữa bao giờ diện tích vùng da ban đầu cũng nhiều hơn.
Các mạch máu trong phổi bé cũng đang hình thành, đảm nhiệm chức năng hô hấp cho bé.
Bé cũng vận động các cơ ở ngón tay, ngón chân, cánh tay, chân mỗi ngày nên bạn có thể cảm nhận những chuyển động mạnh mẽ của bé yêu trong bụng.
Tuần thứ 24
Bé nặng khoảng 570 gram và dài khoảng 33 cm.
Bé trông vẫn còn gày ốm. Da của bé mỏng, trong mờ và vẫn còn nhăn nheo. Các tuyến mồ hôi của bé đang hình thành dưới da.
Tai trong của bé đã hoàn thiện, giúp bé phân biệt được trạng thái nằm sấp hay nằm ngửa khi bé xoay mình trong túi ối.
Phổi của bé bắt đầu sản xuất ra chất diện hoạt, giúp giữ cho các túi trong phổi không bị xẹp hoặc dính kết với nhau khi bé thở.
Não bé vẫn tiếp tục phát triển tinh vi và phức tạp hơn vào tháng thứ bảy. Do đó kể từ thời gian này trở đi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành cá tính.
Có những lúc bé hoạt động rất tích cực (chủ yếu là lúc bạn đang ngủ), một số lúc khác bé lại nằm yên hiền hòa.
Sự thay đổi của mẹ
Kiểm tra lượng đường trong máu: xét nghiệm này được làm trong khoảng từ 24 – 28 tuần, nhằm phát hiện bệnh tiểu đường thai nghén. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm mẫu máu của bạn sau khi cho bạn uống nước đường. Nếu lượng đường trong máu bạn bất thường, bạn sẽ phải kiểm tra thêm. Bệnh này có thể làm bạn có nguy cơ phải mổ lấy thai do bé phát triển quá to. Đồng thời bệnh cũng tác động đến con bạn, gây ra vấn đề lượng đường trong máu bé thấp. Thông thường bệnh có thế xử lý bằng chế độ ăn uống nghiêm ngặt dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Nhưng có một số trường hợp bạn phải dùng thuốc để khống chế bệnh.
Thời gian này đánh dấu sự tăng cân nhanh chóng của bạn. Trung bình mỗi tuần bạn lên khoảng 0,5 kg. Đối với những bà mẹ không lên cân trong thời gian đầu thì có thể tốc độ tăng cân của bạn sẽ nhanh hơn. Từ đầu thai kỳ cho đến thời điểm này, bạn có thể lên khoảng 4,5 kg.
Bụng bạn cũng to lên một cách rõ rệt tương ứng với sự phát triển của bé yêu.
Bạn cũng có thể nhận thấy phần thân trên và mặt mình béo ra. Thực ra đó là do hiện tượng cơ thể bạn giữ nước và hiện tượng này sẽ không kéo dài lâu.
Ngực bạn cũng tăng kích thước đáng kể. Bầu ngực cũng càng sẫm màu hơn do hoạt động của các sắc tố da.
Để tránh tình trạng cơ thể bị mỏi mệt và trì trệ, bạn nên chịu khó tập đi bộ nhanh mỗi ngày (khoảng 20 phút) hay tập những bài thể dục nhẹ dành cho các bà bầu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt tay vào luyện tập.
Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, và gác chân lên cao bất cứ khi nào có thể (để tránh hiện tượng phù chân).
Nội dung: Minh Châu (mevabe.net)
Minh họa: babycenter
Chuyển ngữ & trình bày: mevabe.net
- Tuần 20 của thai kỳ (00:57:00 21/05/2008)
- Tuần 16 của thai kỳ (06:47:00 19/05/2008)
- Tuần 12 của thai kỳ (10:06:00 18/05/2008)
- Tuần thứ 8 của thai kỳ (13:41:00 15/05/2008)
- 4 tuần đầu tiên của thai kỳ (15:15:00 13/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |