- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Yoga khi mang bầu
Mang thai nhưng vẫn muốn giữ gìn được vóc dáng? Yoga rất có thể giúp thai phụ làm được điều đó. Luyện tập yoga thường xuyên sẽ giúp cho thai phụ được nâng đỡ tâm lý cũng như cơ thể, ngoài ra yoga còn giúp giảm thiểu những điều rắc rối phức tạp trong thời gian mang thai.
Vì sao yoga thích hợp cho thai phụ?
Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần, không giống như những môn thể thao khác. Việc thực hành lâu dài yoga sẽ dần dần cho phép cảm nhận được sự yên tĩnh và sự hợp nhất của bản thân với môi trường xung quanh.
Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga. Sự hợp nhất xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức. Trước trạng thái này sẽ là trạng thái hợp nhất giữa thể xác và tinh thần.
Mục tiêu của yoga là làm dịu đi sự náo loạn của các xúc cảm và các suy nghĩ mâu thuẫn. Ý chí, trong khi chịu trách nhiệm về các suy tư và những thôi thúc của con người, lại luôn có khuynh hướng ích kỷ. Đây cũng chính là cội nguồn của những định kiến, thiên vị, gây ra các nỗi đau và phiền muộn cho cuộc sống đời thường. Luyện tập yoga xoá bỏ được những nỗi đau khổ này và rèn luyện tinh thần, cảm xúc, trí tuệ và lý trí của chúng ta.
Yoga và thai phụ
Yoga giúp giảm thiểu những điều rắc rối phức tạp trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó còn giúp cho việc sinh nở và sau khi sinh dễ dàng hơn.
Có nhiều phụ nữ đã nói rằng yoga đóng một vai trò rất quan trọng trong khi mang thai. Những phụ nữ mang thai tập yoga đã sở hữu một sức khỏe tốt, một tinh thần và một cơ thể sản khoái. Cơ thể của họ dễ dàng linh hoạt hơn, cho phép cơ thể họ thích nghi tốt trong nhiều tình thế khác nhau khi làm việc cả chân tay lẫn trí óc vì dây chằn và các cơ bắp có một độ giãn nở tốt hơn, giảm thiểu khả năng bị chuột rút.
Luyện tập yoga giúp kích thích các mạch máu trong cơ thể thai phụ lưu thông tốt hơn và cũng giúp duy trì được một lượng nước ối an toàn. Thực hiện những bài tập yoga có thể làm giảm được những đau nhức trong cơ thể.
Những tư thế luyện tập của yoga giúp phụ nữ có thể tháo gở dễ dàng hơn những vấn đề khó khăn thường gặp trong giai đoạn mang thai như dị ưng, phù nề… Yoga chuẩn bị một tư thế sẵn sàng để vượt cạn: thai phụ sẽ luyện tập các phương pháp thở và giảm những nguy cơ, lo lắng khi sinh nở, ngoài ra yoga giúp cho các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn để thích nghi với vai hoàn cảnh mới sau khi sinh.
Bắt đầu với yoga
Nếu thai phụ chưa bao giờ luyện tập yoga trước khi mang thai thì nên đăng kí lớp học yoga căn bản có người hướng dẫn và nói cho họ biết bạn đang mang thai để họ hướng dẫn cho bạn những bài tập phù hợp. Những thai phụ mới tập yoga không nên tự nhìn sách và băng đĩa để luyện tập vì nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi với những động tác không phù hợp. Do vậy, chỉ nên luyện tập những bài tập và những động tác đã được hướng dẫn ở lớp học.
Nếu thai phụ đã có học yoga từ trước, có những cuốn sách và băng đĩa hướng dẫn chi tiết để có thể luyện tập yoga một cách tốt nhất khi mang thai.
Có một số phong cách yoga căn bản, hình thái truyền thống Hatha, Kundalini luyện tập các tuyến và hệ thống thần kinh, chú ý đến liên kết của hệ thống xương và cơ bắp là hình thái Ivengar, và Ashtanga là hình thái bao gồm rất nhiều sự di chuyển. Thai phụ nên trao đổi nhiều với người thầy để tìm ra phương pháp nào là tốt nhất cho bản thân.
Những nguyên tắc an toàn
Bắt đầu luyện tập yoga cũng không khác gì bắt đầu luyện tập bất kỳ một môn thể dục nào khác. Nếu như bạn không thường xuyên luyện tập thể dục thì nên bắt đầu luyện tập yoga một cách chậm rãi. Nếu bạn nghi ngờ có những vấn đề khó khăn bạn nên đến gặp một bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn. Theo lời khuyên của những chuyên gia, nếu thai phụ gặp bất cứ một tình huống nào cảm thấy không thoải mái thì nên dừng lại ngay chứ không nên gắng sức.
Thai phụ cần phải chú ý không nên làm cho các cơ quá căng, vì cơ và dây chằng nối liền các khớp xương thường trở nên lỏng lẻo và mềm trong suốt thời gian mang thai. Trong khi luyện tập, phần bụng của thai phụ nên luôn ở trong tình trạng thoải mái nhất. Không nên để xảy ra tình trạng đau đớn và buồn nôn trong hoặc sau khi luyện tập yoga. Nếu có tình trạng này xảy ra, thai phụ hãy ngưng việc tập luyện và báo với phòng y tế của trung tâm.
Chúc bạn có sức khỏe và thoải mái suốt thời gian mang thai.
Theo WTT (NETDOCTOR)
- 'Giao ban' ít dễ sinh con trai (08:49:00 18/04/2008)
- Một số loài cá thai phụ không nên ăn (08:06:00 17/04/2008)
- Thời điểm nào cũng dễ có thai (08:21:00 16/04/2008)
- Đồ ăn cần tránh khi mang thai (13:20:00 15/04/2008)
- Thuốc cảm ảnh hưởng tới thai nhi (08:48:00 15/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |