- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
11 đồ ăn dặm cần tránh
>> Thực phẩm nên tránh theo độ tuổi
Bước vào tuổi ăn dặm, bé cần được làm quen với nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thứ gì cũng an toàn với bé.
Dưới đây là danh sách 11 món mẹ nên tránh cho bé trong giai đoạn “tập tành” ăn dặm:
1. Mật ong
Bé dưới một tuổi không nên ăn mật ong hoặc các món được làm từ mật ong (dù là mật ong sống, đã được nướng hay nấu chín). Mật ong có thể gây hội chứng Clostridium botulinum ở bé, dẫn tới suy nhược cơ thể, táo bón, giảm trương lực cơ và thậm chí là tê liệt. Đường ruột của bé chưa đủ khỏe để chống lại các bào tử và chất độc có trong mật ong.
2. Bơ lạc (bơ đậu phộng)
Bé dưới 2 tuổi, nhất là mới tập ăn dặm nên tránh bơ lạc và những sản phẩm khác có chứa hạt. Cho bé ăn các loại hạt có thể gây dị ứng và chất dính như bơ lạc gây khó nuốt, làm bé dễ bị nghẹn.
Nếu gia đình có tiền sử dị ứng hạt, nên hoãn cho bé ăn các loại hạt tới 3 tuổi.
3. Sữa bò
Chỉ nên cho bé dùng sữa mẹ và sữa công thức cho tới sinh nhật đầu tiên. Dưới một tuổi, bé không thể tiêu hóa các enzyme và protein có trong sữa bò. Ngoài ra, các chất trong sữa bò có thể gây hại thận của bé.
Không giống sữa mẹ và sữa công thức, sữa bò không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của bé.
4. Lòng trắng trứng
Tránh cho bé dưới một tuổi ăn lòng trắng trứng để phòng dị ứng (có thể phát triển trong tương lai. Các protein trong lòng đỏ trứng thường hiếm khi gây dị ứng nhưng protein trong lòng trắng có thể làm bé bị dị ứng.
5. Nước cam, quýt
Tránh cho bé ăn cam (quýt, bưởi và kiwi); uống nước ép cam, quýt trong ít nhất một vài tháng mới ăn dặm. Thực phẩm này giàu vitamin C và axit, có thể gây đau bụng hoặc trào ngược axit ở bé.
Nếu chọn nước hoa quả đóng hộp cho bé, bạn cũng cần lưu ý. Nước hoa quả đóng hộp phải đảm bảo yếu tố chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng để không chứa vi khuẩn gây bệnh.
Nước hoa quả đóng hộp bị hỏng, thường chứa vi khuẩn salmonella hoặc E.coli, gây tiêu chảy cho bé.
6. Thủy hải sản (động vật có vỏ)
Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ có thể gây dị ứng cho bé. Nên hỏi bác sĩ dinh dưỡng nếu định cho bé ăn động vật có vỏ (cua, tôm, sò, ốc, nghêu…) trong giai đoạn ăn dặm. Nếu muốn cho bé ăn tôm, cua… mẹ cũng nên chờ ít nhất bé được 7-8 tháng mới nên tập cho ăn.
Ngoài ra, phụ huynh không nên cho bé ăn cá thu (cá kiếm, cá mập, cá cờ…) hay những loại cá chứa nhiều thủy ngân khi ăn dặm. Thậm chí, ngay cả người lớn cũng không nên sử dụng các loại cá này thường xuyên.
7. Lúa mì
Do chất dị ứng trong lúa mì nên phải chờ cho đến khi bé được ít nhất một tuổi mới nên tập cho ăn. Còn nếu mẹ đã hỏi bác sĩ nhũ nhi và chắc chắn bé không bị dị ứng với gạo, yến mạch, lúa mạch thì có thể cho bé ăn bột (cháo) lúa mì ở 8-9 tháng.
8. Những miếng thức ăn to
Trong tuổi ăn bốc (7-8 tháng), thức ăn có kích thước bằng hạt đỗ được xem là an toàn, tránh hóc nghẹn cho bé. Hãy đảm bảo các loại rau được xay thật nhỏ và nấu chín mềm hoặc hoa quả được xay nhuyễn (hay cắt thành miếng nhỏ) để tránh bị kẹt trong cổ họng của bé.
Thịt và phômai cứng cũng nên cắt thành những miếng rất nhỏ, dành cho bé ăn bốc.
9. Thực phẩm mềm
Thạch, kẹo dẻo và những đồ ăn mềm, dính thì không nên cho bé tuổi ăn dặm ăn. Những đồ ăn này dễ làm bé bị nghẹn.
10. Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé, trong giai đoạn ăn dặm. Chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé.
Các món cho bé ăn nên được xay (cắt) nhỏ, nhuyễn và nấu cho tới khi chín mềm.
11. Đồ uống có gas
Tất cả những loại thức uống chứa caffein như nước tăng lực, nước ngọt… đều không tốt cho bé, nhất là giai đoạn ăn dặm.
Phương Thảo
- Các vật dụng ăn dặm thiết yếu (10:33:00 06/07/2013)
- 'Tác dụng phụ' khi cho bé ăn dặm sớm (16:10:00 04/07/2013)
- Dinh dưỡng cho bé cai sữa (17:12:00 03/07/2013)
- Nên và không nên khi cai sữa (14:04:00 02/07/2013)
- Dị ứng sữa bột (14:59:00 01/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |