- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Các vật dụng ăn dặm thiết yếu
>> 'Tác dụng phụ' khi cho bé ăn dặm sớm
>> Dinh dưỡng cho bé cai sữa
>> Yến mạch cho bé ăn dặm
Để chế biến các món ăn dặm cho con, bạn có thể tận dụng các đồ dùng trong nhà bếp hoặc mua sắm đồ mới.
Dưới đây là một số vật dụng ăn dặm hữu ích cho bé:
Đồ dùng chế biến
Máy xay sinh tố: Thức ăn cho bé tập ăn dặm là loại mềm, mịn. Một chiếc máy xay sinh tố sẽ giúp bạn trong công đoạn này. Bạn cũng có thể chọn cho mình một chiếc máy xay đa năng, kèm bộ rây (lọc) để loại bỏ bã, xơ thức ăn khi nấu đồ ăn dặm cho con.
Máy xay còn giúp mẹ chế biến nhiều món hoa quả cho bé ăn dặm.
Nồi quấy bột và nồi áp suất: Một chiếc nồi nhỏ, có cán cầm dài sẽ rất tiện cho mẹ khi quấy bột cho con. Ngoài ra, nồi áp suất cũng giúp bạn nhàn hơn khi muốn ninh (hầm) đồ ăn cho bé.
Hộp bảo quản thức ăn trong tủ lạnh: Các loại hộp nhựa có nắp với nhiều kích cỡ giúp mẹ chia nhỏ hoặc phân loại thức ăn khi muốn bảo quản lạnh cho con. Nếu muốn bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh để dùng lâu ngày, mẹ có thể rót thức ăn đã xay nhuyễn vào khay nhựa đựng đá; sau đó bỏ lên ngăn đá.
Mỗi lần sử dụng, bạn có thể lấy một số lượng thức ăn vừa đủ để rã đông.
Các vật dụng khác:
- Dụng cụ nạo vỏ: Dùng khi sơ chế các loại củ, quả…
- Rây (lọc).
- Các vật dụng có sẵn trong nhà bếp: Dao, thớt, bát, đĩa, thìa…
Đồ dùng phục vụ bữa ăn
Bát: Có thể chọn bát nhựa dành cho bé ăn dặm nhưng nên đảm bảo bát được làm từ nhựa không độc, cách nhiệt tốt.
Sau này, nếu bạn muốn con tự xúc thức ăn thì có thể chọn mua bát dính với đế dính chặt vào ghế ăn. Loại bát này giúp bé không làm đổ (vỡ) bát và hạn chế rơi vãi thức ăn khi bé tự ăn.
Thìa: Có thể chọn thìa nhựa không độc hoặc thìa inox nhỏ, đầu tròn đều để bảo vệ miệng của bé và vừa miệng bé khi đút thức ăn.
Có thể chọn loại thìa, bát đổi màu khi gặp nhiệt độ để giúp mẹ phát hiện thức ăn nào là quá nóng với con.
Cốc: Có thể chọn mua cốc mỏ vịt, có tay cầm để bé tự uống sau này.
Các vật dụng khác: Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị yếm ăn, khăn xô, thảm nhựa lót sàn… để tránh bé làm bẩn trong quá trình ăn dặm.
Phương Thảo (tổng hợp)
- 'Tác dụng phụ' khi cho bé ăn dặm sớm (16:10:00 04/07/2013)
- Dinh dưỡng cho bé cai sữa (17:12:00 03/07/2013)
- Nên và không nên khi cai sữa (14:04:00 02/07/2013)
- Dị ứng sữa bột (14:59:00 01/07/2013)
- Nguyên nhân và khắc phục chứng lười ăn (16:54:00 22/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |